Đời sống

Một thành phố của Việt Nam đoạt giải ‘Thành phố Du lịch sạch Đông Nam Á’, du khách nhất định phải đến 1 lần trong đời!

Một thành phố của Việt Nam đoạt giải ‘Thành phố Du lịch sạch Đông Nam Á’, du khách nhất định phải đến 1 lần trong đời!

Thành phố này không chỉ mang vẻ đẹp lịch sử của một thời vàng son phong kiến mà còn có nền ẩm thực đa dạng.

Ngày 26/1 vừa qua, Lễ trao giải thưởng Thành phố Du lịch sạch Asean đã diễn ra tại thủ đô Vientian, Lào, đại diện Việt Nam là 3 thành phố xinh đẹp đã vinh dự được gọi tên. Trong số 3 cái tên đó, Huế là thành phố đạt được giải thưởng này lần thứ 4, Huế thuộc khu vực miền Trung, ngay gần Đà Nẵng và được đông đảo du khách trong và ngoài nước lựa chọn làm điểm đến du lịch vào kỳ nghỉ lễ.

Không chỉ là mảnh đất giàu tính di sản, văn hóa, lịch sử mà Huế còn là thành phố có nền ẩm thực đa dạng với nhiều món ăn ngon, hợp khẩu vị nhiều người.

Đến với Huế, du khách nhất định phải tham quan và chiêm ngưỡng hệ thống lăng tẩm, cung điện từ triều Nguyễn, các ngôi chùa, ngôi đền hay các làng nghề truyền thống của người bản địa.

Trước hết là Đại Nội Huế hay còn được gọi là Kinh Thành Huế, Đại Nội gồm những công trình kiến trúc cổ xưa như Điện Thái Hòa, Thế Miếu, Cung Diên Thọ. Nằm bên dòng sông Hương mộng mơ, du khách sẽ cảm thấy hòa mình trong không khí lịch sử tĩnh lặng, uy nghiêm của một thời vàng son phong kiến.

Một trong những biểu tượng tâm linh mang tính biểu tượng ở Huế đó chính Chùa Thiên Mụ, ngọn tháp Phước Duyên cao vút sẽ là địa điểm “check-in” tuyệt vời dành cho các du khách.

Khi tới Huế, người ta không thể bỏ qua những làng nghề truyền thống của Việt Nam như làng hương Thanh Thủy, làng nghề thêu tay Phước Tích, làng gốm Phước Tích hay làng làm giấy sa Thanh Tiên.

Bên cạnh đó, du khách có thể thưởng thức những món đặc sản như cơm hến, bún bò huế, bánh bèo, bánh nậm, bột lọc, ram ít, món chè bột lọc heo quay.

Giải thưởng “Thành phố Du lịch sạch Asean” là giải thưởng thường niên, để được công nhận và lọt vào Top các thành phố đặc biệt này cần dựa trên 108 tiêu chí và chia vào 7 hạng mục chính như: Quản lý môi trường, mức độ sạch sẽ, quản lý chất thải, ý thức bảo vệ môi trường, không gian xanh, an toàn an ninh đô thị và y tế cùng cơ sở hạ tầng, tiện ích du lịch.