Đời sống

Hóa ra người tiền sử cũng ăn kẹo cao su, giới khoa học ngỡ ngàng khi phát hiện mẫu kẹo 10.000 năm tuổi

Hóa ra người tiền sử cũng ăn kẹo cao su, giới khoa học ngỡ ngàng khi phát hiện mẫu kẹo 10.000 năm tuổi

Mẫu kẹo cao su thời tiền sử này thậm chí còn chứa dấu vết của chất độc được sử dụng trên đầu mũi tên.

Cách đây hàng thiên niên kỷ, một nhóm thanh thiếu niên ở vùng mà ngày nay là Thụy Điển đã nhai và nhổ ra những miếng nhựa bạch dương, giống như cách mà những đứa trẻ hiện đại có thể dán kẹo cao su đã qua sử dụng của chúng vào mặt dưới bàn học. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phân tích những mẫu “kẹo cao su” này với những tiết lộ đáng ngạc nhiên rằng những thanh thiếu niên thời đồ đá đã ăn hươu, cá hồi và các loại hạt, dựt lông sói và cáo bằng răng và thậm chí còn mắc bệnh nướu răng.

Ba mảnh nhựa bạch dương đã nhai được sử dụng làm chất kết dính trong thời kỳ đồ đá ban đầu được phát hiện vào những năm 1990 tại một địa điểm có tên là Huseby Klev. Dựa trên độ tuổi của trầm tích nơi các mẫu được tìm thấy, các nhà nghiên cứu ước tính rằng chúng có độ tuổi từ 9.540 đến 9.890 năm.

Để xác nhận rằng các mẫu vật nhăn nheo thực sự đã bị con người nhai, các tác giả nghiên cứu đã so sánh trình tự DNA của vi sinh vật có trong nhựa với cả hệ vi sinh vật nước bọt hiện đại và cổ xưa. Họ đã phát hiện ra hàm lượng vi khuẩn cao liên quan đến viêm nha chu (bệnh nướu răng).

Các loài vi khuẩn khác bao gồm Streptococcus sobrinus và Parascardovia denticolens, cả hai đều là dấu hiệu của sâu răng cũng được phát hiện có nhiều trong kẹo cao su cổ xưa. Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Emrah Kırdök giải thích rằng có rất nhiều trình tự DNA trong mastic nhai của Huseby-Klev, và các nhà khoa học tìm thấy cả vi khuẩn liên quan đến bệnh viêm nha chu và DNA từ thực vật và động vật mà họ đã nhai trước đó.

Thật vậy, ngoài việc làm nổi bật tình trạng sức khỏe răng miệng kém của người Scandinavi thời kỳ đồ đá mới, thông tin di truyền chiết xuất từ ​​kẹo cao su còn tiết lộ nhiều loài thực vật và động vật khác nhau đã đi qua giữa môi của người nhai ngay trước khi họ gặm nhựa. Chúng bao gồm các nguồn thực phẩm như quả phỉ, táo, cá hồi nâu, hươu đỏ và chim sao.

Các loài chim như vịt trời, vịt chần và chim cổ đỏ châu Âu cũng được phát hiện, cho thấy người Scandinavi thời đồ đá có thể đã sử dụng răng của mình để chế biến xương của những sinh vật này thành công cụ, ngoài việc ăn chúng. 

Các nhà nghiên cứu cũng xác định được DNA của một số loài họ chó bao gồm cáo đỏ, cáo Bắc Cực và chó sói. Theo các tác giả, những con vật này có thể đã bị săn bắt để lấy lông và con người có thể đã sử dụng răng của chúng để làm ra những tấm da này. Trong số các loại cây khác được phát hiện trong kẹo cao su có cây tầm gửi, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể đã được sử dụng làm thuốc hoặc sản xuất chất độc cho đầu mũi tên.

Ttác giả nghiên cứu, Giáo sư Anders Götherström nói rằng DNA trong kẹo cao su cổ xưa cung cấp một thông tin quan trọng về cuộc sống của một nhóm nhỏ những người săn bắn hái lượm ở bờ biển phía tây Scandinavia. Ông bày tỏ: “Chúng tôi biết rằng những thanh thiếu niên này đã ăn hươu, cá hồi và quả phỉ cách đây 9.700 năm ở bờ biển phía tây Scandinavia, trong số đó có ít nhất một người gặp vấn đề nghiêm trọng về răng”.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Báo cáo khoa học.

Theo IFL Science.