Khám phá mới

Ý nghĩa sâu xa của câu ‘Nam Mô A Di Đà’, hóa ra nhiều người bấy lâu vẫn phát âm sai hoàn toàn

Ý nghĩa sâu xa của câu ‘Nam Mô A Di Đà’, hóa ra nhiều người bấy lâu vẫn phát âm sai hoàn toàn

Phật giáo hay đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn, có lịch sử lâu đời trên thế giới. Có 3 truyền thống Phật giáo chính trên thế giới là Nam tông, Bắc tông và Mật tông. Trụ cột giáo lý của Phật giáo là từ bi và trí tuệ. Con người theo đạo Phật được hướng đến sử dụng trí tuệ để nhận thức thế giới đúng như nó vốn có, từ đó sống từ bi.

nam-mo-a-di-da-phat-5

Các Phật tử thường có câu niệm quen thuộc là “Nam Mô A Di Đà Phật”. Theo nhiều người, nó hàm ý mong Phật A Di Đà tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn. Nhưng phía sau câu niệm này còn có nhiều ý nghĩa khác mà chưa chắc mọi người đã nắm được.

nam-mo-a-di-da-phat-2

Đầu tiên, câu “Nam Mô A Di Đà Phật” được dịch từ tiếng Phạn ở Ấn Độ, có sự chênh lệch nhất định trong cách phát âm. Nhiều Phật tử hiện nay còn chưa đọc đúng câu này.

Từ “Nam Mô” phát âm đúng là “Ná Mó”. Đây là cách phát âm cổ có từ thời nhà Hán, nhà Đường. Nó có nghĩa là quy y, cũng có nghĩa là lễ bái một cách cung kính.

“A Di Đà Phật” là tên vị đức Phật vô lượng thọ vô lượng quang, một trong những vị Phật thần thoại của Phật giáo Đại Thừa. Ngài luôn gắn với ánh sáng chiều tà rạng rỡ. Theo kinh điển của Phật giáo Đại Thừa thì Phật A Di Đà là một vị vua, từ bỏ vương quốc để đi tu. Tên của ngài là Dharmakara, dịch ra có nghĩa là “Kho Chứa Pháp”.

nam-mo-a-di-da-phat-1

Thứ hai, “A Di Đà” dịch sang tiếng Hán như sau: “A” dịch là “, “A Di Đà” dịch là “số lượng”, “Phật” dịch là “nhận thức”, khi kết hợp lại có nghĩa là “nhận thức vô hạn”. “A Di Đà” có nghĩa là “tỉnh thức vô hạn”, “tỉnh thức vô biên”. Nói cách khác có nghĩa là biết mọi sự và nhận thức được mọi sự.

Thứ ba, “Nam Mô A Di Đà Phật” được hiểu là “Quy uy, đoạn ác, tụ thiện, tụ tinh nghiệp”. A là 10 phương, đời tam thế Phật; Di là tất cả các Bồ Tát; Đà là 8 vạn chư kinh giáo Phật.

nam-mo-a-di-da-phat-3

Thứ tư, “Nam Mô A Di Đà Phật” là câu nhắc nhở người tụng niệm phải nhận thức rõ thân phận của bản thân. Câu niệm này dựa vào thần lực của Phật, lấy đó làm động lực để chiến thắng sự yếu hèn của bản thân.

 

Công nguyên bắt đầu tính từ năm nào? Năm 0 là năm gì? Việt Nam năm CN thứ 1 thuộc triều đại nào?

Có bao giờ bạn thắc mắc việc mọi người thường nói trước Công Nguyên, sau Công Nguyên là có ý nghĩa gì hay không? Vào năm Công Nguyên 1, triều đại nào tồn tại ở Việt Nam?