Khám phá mới

Kỹ nữ nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam: Chu cấp nuôi 1 vị tiến sĩ triều Lê và cái kết đầy chua xót

Kỹ nữ nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam: Chu cấp nuôi 1 vị tiến sĩ triều Lê và cái kết đầy chua xót

Kỹ nữ, đào nương là những nghề nghiệp nhạy cảm, bị xem là nghề mua vui trong xã hội Việt Nam xưa. Họ không nhận được sự tôn trọng từ mọi người, thường bị dè bỉu, xa lánh. Xứ Kinh Kỳ trước đây có một cô đào nổi tiếng xinh đẹp, hát hay tên là Diễm Hương. Năm ấy làng Dịch Vọng mở hội, Diễm Hương được mời đến diễn. Trong đám thanh niên trai tráng có một chàng học trò nghèo tên Vũ Khâm Lân.

Chỉ sau ánh mắt đầu tiên, cả hai đã mang lòng cảm mến lẫn nhau. Khâm Lân khi đó chỉ là thư sinh nghèo, chẳng có gì tặng cho cô đào xinh đẹp. Nhưng Diễm Hương cũng chẳng lấy làm phiền, ngược lại còn xem chàng đặc biệt hơn cánh đàn ông ngoài kia.

diem-huong-vu-kham-lan-3
Hình minh họa

Sáng hôm sau, Diễm Hương tìm đến nhà trọ của Khâm Lân, mạnh dạn đưa cho chàng 10 quan tiền rồi nói: “Thiếp biết chàng khó khăn nên đến giúp chàng ít tiền gọi là để mua giấy bút học hành”. Về sau, cứ dăm bữa nửa tháng cô lại mang theo gạo, tiền đến cho Khâm Lân, mong chàng tu chí học hành sau này vinh quy bái tổ.

Vũ Khâm Lân nhiều lần ngỏ ý muốn được làm chuyện “vợ chồng” với Diễm Hương nhưng nàng đều cự tuyệt. Nàng mong giữ lại phẩm hạnh trong mắt người yêu. Một lần, cô đào tuyên bố: “Nếu thiếp là phường gió trăng thì thiếu gì trang phong lưu công tử theo đuổi. Dẫu là con nhà hát xướng nhưng chàng đừng coi thường thiếp là hạng người hư thân mất nết. Đời này con hát có gì là xấu chỉ có người nghĩ xấu về họ mà thôi. Bởi thế từ nay xin cáo biệt”.

cuoc-doi-da-doan-cua-nhung-ky-nu
Hình minh họa

Cũng từ đó, dù Khâm Lân xin lỗi mãi nhưng Diễm Hương vẫn không đổi ý. Nàng chỉ gửi gạo, tiền cho đối phương ăn học mà nhất quyết không gặp mặt. Năm 1727, Khâm Lân đi thi và đỗ tiến sĩ. Diễm Hương biết tin thì tìm đến nhưng lại biết người yêu năm xưa nay đã lấy con gái của một phú ông. Mặc cho Khâm Lân giải thích đó chỉ là cuộc hôn nhân vì bị gia đình ép buộc, Diễm Hương thẳng thắn: “Ông đừng nói nữa. Tôi đã rõ tâm địa kẻ phản bội”. Nói xong nàng bỏ đi.

Suốt thời gian sau đó Vũ Khâm Lân đi tìm Diễm Hương nhưng không thấy. 20 năm sau, họ tình cờ gặp lại nhau. Khi này cả hai đều đã già, Khâm Lân đã là một quận công, vẻ vang hiển hách hiếm ai sánh được. Trong khi đó, Diễm Hương nay không còn vẻ xuân xanh năm nào, hiện sống cùng mẹ. Dù già đi rất nhiều nhưng giọng hát của nàng vẫn da diết như xưa.

diem-huong-vu-kham-lan-1
Hình minh họa

Được biết, sau khi chia tay Khâm Lân, Diễm Hương đã lấy một viên quan võ ở trấn Thái Nguyên. Đến khi chồng mất, lại không có con cái nên nàng về quê. Diễm Hương có một đứa em phá phách, khiến gia sản mất sạch. Nàng đành đưa theo mẹ già lưu lạc ở thành Trường An, ca hát kiếm sống qua ngày.

Thương xót hoàn cảnh người cũ, Khâm Lân đã mua một căn nhà riêng cho Diễm Hương và mẹ sống. Ông còn chu cấp cho đối phương đầy đủ. Được 1 năm thì mẹ của Diễm Hương qua đời. Sau khi án táng mẹ xong, cô đào nổi tiếng cũng từ biệt ra đi. Trước khi dứt áo, nàng nói với Khâm Lân: “Thiếp không có phúc được làm vợ tướng công, thì những thứ tiền bạc này đâu có phúc để tiêu mà nhận”.

 

Vị tướng lẫy lừng khai sinh ra đất Sài Gòn, mở mang Lục tỉnh, tên được đặt cho nhiều con đường ở VN

Không chỉ có công xác lập chủ quyền quốc gia trên vùng đất Nam bộ, vị tướng này còn đóng góp lớn trong việc gìn giữ bờ cõi Việt Nam.