Đời sống

6 trường hợp nghĩ là vi phạm luật giao thông nhưng CSGT sẽ không xử phạt, ai cũng nên nắm rõ

6 trường hợp nghĩ là vi phạm luật giao thông nhưng CSGT sẽ không xử phạt, ai cũng nên nắm rõ

Dưới đây là 6 trường hợp tưởng vi phạm luật giao thông nhưng hóa ra không phải, CSGT sẽ không xử phạt bạn. Tuy nhiên, cần lưu ý là dù không vi phạm luật nhưng người tham gia giao thông vẫn cần đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác.

Xe máy không có gương chiếu hậu bên phải

Theo Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe mô tô (xe máy) khi tham gia giao thông phải có gương chiếu hậu cùng các trang, thiết bị đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển. Nếu vi phạm điều này, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy địunh ở Nghị định 100/2019 (được sửa bởi Nghị định 123/2021).

vi-pham-luat-giao-thong-1

Trong đó, Điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định phạt tiền 100 – 200 nghìn đồng với người điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng. Còn với trường hợp phương tiện không có gương chiếu hậu bên phải thì chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt.

Nhưng khác với xe máy, xe ô tô khi tham gia giao thông phải có đủ gương chiếu hậu cả hai bên, nếu không sẽ bị xử phạt 300 – 400 nghìn đồng.

Đi xe máy bằng một tay

Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 nêu rõ việc nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy thực hiện hành vi buông cả hai tay hay đi xe bằng 1 bánh với xe 2 bánh hay đi xe bằng 2 bánh với xe 3 bánh.

vi-pham-luat-giao-thong-2

Buông cả 2 tay khi lái xe rất nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn nên mức phạt cũng rất nặng. Điểm a Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt với hành vi này là 6 – 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.

Nhưng đến nay hành vi điều khiển xe máy bằng một tay lại chưa có quy chế phạt cụ thể nào.

Đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai

Khoản 3 Điều 30 và Khoản 1 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm người điều khiển xe máy, xe đạp đi dàn hàng ngang. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nhưng nghị định này đến nay vẫn chỉ quy định về mức phạt với xe đạp, xe máy đi dàn hàng ba trở lên, còn xe đi dàn hàng hai thì chưa có.

vi-pham-luat-giao-thong-3

Đeo tai nghe khi điều khiển ô tô

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 yêu cầu người điều khiển xe mô tô, xe máy không dùng thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông. Nhưng người điều khiển ô tô thì không bị yêu cầu.

vi-pham-luat-giao-thong-4

Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng không có quy định về mức phạt với hành vi sử dụng tai nghe khi đang điều khiển ô tô tham gia giao thông.

Buông hai tay khi lái ô tô

Khoản 23 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác. Nhưng hiện chưa có quy định giải thích hành vi khác ở đây là gì.

vi-pham-luat-giao-thong-5

Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định xử phạt với người dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe tham gia giao thông, nhưng chưa có chế tài xử phạt người buông cả hai tay khi lái ô tô. Dù vậy, đây vẫn là hành vi rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tai nạn nên người điều khiển phương tiện hết sức chú ý.

Không xi nhan khi vào đường cong

Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định, người điều khiển ô tô, xe máy bắt buộc phải xi nhan khi chuyển làn, chuyển hướng xe, khi ô tô lùi xe, dừng xe, đỗ xe.

vi-pham-luat-giao-thong-6

Người lái xe cũng được khuyến cáo xi nhan khi đi qua vòng xuyến, đi theo đường cong, qua ngã 3 chữ Y để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên đây vẫn chri là khuyến cáo chứ không phải yêu cầu bắt buộc.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng không có quy định nào bắt buộc phải bật xi nhan nếu đi vào đường cong.

 

Nhóm đối tượng duy nhất được tăng lương hưu 2 lần trong năm 2023, ai thuộc nhóm này nắm rõ kẻo thiệt

Nhóm đối tượng duy nhất được tăng lương hưu 2 lần trong năm 2023, ai thuộc nhóm này nắm rõ kẻo thiệt.