Khám phá mới

Những cái tên không nên đặt ở Việt Nam chưa chắc bạn đã biết

Những cái tên không nên đặt ở Việt Nam chưa chắc bạn đã biết

Họ tên của một người ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời người đó. Nó không chỉ dùng để xưng hô, mà còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Bố mẹ nào cũng muốn chọn cho con mình cái tên thật đặc biệt, nhưng không phải muốn đặt gì là đặt, cần tuân thủ quy định của pháp luật.

Theo Luật Dân sự và Thông tư 04/2020/TT-BTP có hướng dẫn về Luật Hộ tịch, tại Việt Nam có 5 trường hợp đặt tên bị cấm tại nước ta. Cụ thể như sau:

Một, không đặt tên xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự quy định rõ về điều này nhưng không hướng dẫn cụ thể những tên gọi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Thực tế cho thấy chưa có trường hợp đặt tên nào bị từ chối vì xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Hai, không đặt tên trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Người đặt tên khai sinh cho người khác cần tránh vi phạm những điều này.

ten-bi-cam-dat-1-1689154823.PNG
 

Ba, đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam

Theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự, đặt tên cá nhân phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam. Trong giấy khai sinh phải đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam.

Trường hợp người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam, sinh con có quốc tịch Việt Nam thì khi làm giấy khai sinh đứa bé vẫn được xác định là công dân Việt Nam, nên phải tuân theo pháp luật Việt Nam về đặt tên. Những cái tên bằng tiếng nước ngoài vì vậy sẽ bị từ chối.

Nếu sinh con ở Việt Nam nhưng không mang quốc tịch Việt Nam thì việc đặt tên sẽ không phải áp dụng các quy định này.

ten-bi-cam-dat-3-1689154823.jpg
 

Bốn, không đặt tên bằng ký tự, số

Các ký tự đặc biệt như @, #, %, $... là những ký tự bị cấm dùng để đặt tên khai sinh ở Việt Nam.

Năm, tên phải giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất nước

Cũng như điều số một, chưa có hướng dẫn cụ thể về việc cái tên nào vi phạm điều này. Muốn xác định tên có vi phạm hay không, cần phụ thuộc vào nơi người đó sống hay truyền thống địa phương đó…

ten-bi-cam-dat-2-1689154823.jpg
 

Sáu, không đặt tên quá dài, khó dùng

Sau nhiều trường hợp đặt tên quá dài, dự thảo Bộ luật Dân sự 2015 đã đề xuất việc giới hạn số ký tự đặt tên không quá 25 ký tự. Tuy nhiên đến nay nó vẫn chỉ là đề xuất, chưa được đưa vào Bộ Luật Dân sự.

Trên thực tế, từ trước đó pháp luật Việt Nam đã quy định việc không được đặt tên quá dài, gây khó khăn trong việc sử dụng. Tuy nhiên bao nhiêu ký tự được gọi là dài thì đến nay vẫn chưa quy định rõ.

 

Tiết lộ người có tên dài nhất Việt Nam, đọc xong muốn ‘hụt hơi’, ý nghĩa đằng sau mới gây chú ý

Cái tên dài dằng dặc khiến những người này gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Hầu hết giấy tờ của họ đều không thể ghi đầy đủ cả họ và tên.