Khám phá mới

Chân dung người giàu nhất Sài Gòn xưa: Vua Bảo Đại cũng không bằng, phải thuê người về phơi tiền

Chân dung người giàu nhất Sài Gòn xưa: Vua Bảo Đại cũng không bằng, phải thuê người về phơi tiền

Trong tứ đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa, người đàn ông này dẫn đầu. Có rất nhiều giai thoại về ông, chẳng hạn như nhiều tiền hơn cả vua Bảo Đại, phải thuê người về phơi tiền…

Câu nói: “Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hỏa” chẳng còn xa lạ gì với người Sài Gòn xưa. Khoảng cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, họ là 4 người giàu nhất khu vực này, sở hữu khối tài sản khổng lồ. Trong đó, Nhất Sỹ - Lê Nhứt Sỹ (1841 – 1900) là người được mệnh danh giàu hơn cả vua Bảo Đại.

huyen-sy-1
Tượng ông Huyện Sỹ. Ảnh: Internet

Lê Nhứt Sỹ thường được gọi là ông Huyện Sỹ, cũng là ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu. Ông xuất thân gia giáo, được cho ăn học từ nhỏ. Khi lớn lên, Huyện Sỹ được chính phủ Pháp tin dùng, bổ nhiệm làm thông ngôn. Năm 1880, ông còn làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, sau lên cấp Huyện. Cũng từ đó mà cái tên Huyện Sỹ gắn liền với cuộc đời ông.

Ấy thế nhưng Huyện Sỹ giàu không phải vì chức quan của mình mà giàu có. Ông phất lên nhờ tài kinh doanh, tầm nhìn xa trông rộng. Ngày đó, Huyện Sỹ đứng ra gom tiền mua rẻ những thửa đất có vị trí đẹp do Pháp phát mãi. Sau đó ông trồng lúa. Khi trúng mùa, nó mang đến cho ông nguồn thu khổng lồ. Từ số tiền đó, Huyện Sỹ lại vay mượn thêm để mua đất, làm bất động sản.

huyen-sy-3
Nhà thờ Huyện Sỹ. Ảnh: Internet

Những mảnh đất đẹp ở Sài Gòn, cùng khu vực Gò Công, Long An, Tiền Giang, kéo dài đến tận biên giới Campuchia đều là đất của Huyện Sỹ. Đến mức người đời có câu cửa miệng: “Cò bay mỏi cánh cũng không hết đất của ông Huyện Sỹ”.

Ngày nay, đã hơn 100 năm trôi qua nhưng vẫn tồn tại nhiều dấu tích công trình mang dấu ấn của Huyện Sỹ. Chẳng hạn như nhà thờ Huyện Sỹ (quận 1), nhà thờ Hạnh Thông Tây (quân Gò Vấp), nhà thờ Chí Hòa (quận Tân Bình).

huyen-sy-2
Ông Huyện Sỹ bên vợ con. Ảnh: Dân Sài Gòn

Tương truyền, Huyện Sỹ có một kho tiền bí mật. Để tiền không bị mốc, hỏng, ông sẽ thuê người đến mang tiền ra phơi nắng rồi mới cất vào kho. Không chỉ vậy, ông Huyện Sỹ còn bỏ ra 1 triệu đồng tặng cháu gái làm của hồi môn khi cưới vua Bảo Đại. Lúc đó vàng chỉ 50 đồng/lượng, 1 triệu đồng tiền mặt tương đương với 20.000 lượng vàng. Thế nên người ta đồn thổi tài sản của vị đại gia này còn nhiều hơn cả vua Bảo Đại.

Ông Phạm Khắc Hòe, Đổng lý Ngự tiền Văn phòng ở triều đình Huế nhận định trong hồi ký “Từ Triều đình Huế đến Chiến khu Việt Bắc” rằng: “Cô Lan lấy Bảo Đại chủ yếu là để lên ngôi Hoàng hậu. Bảo Đại lấy cô Lan chủ yếu là để đào mỏ”.

huyen-sy-4
Đám cưới
Nam Phương Hoàng hậu và vua Bảo Đại. Ảnh tư liệu

Trước đây, Bảo Đại bị đồn chỉ biết tiêu tiền của gia đình vợ khi còn làm vua. Sau này Hoàng hậu Nam Phương sang Pháp sinh sống, cha bà là ông Nguyễn Hữu Hào (con rể ông Huyện Sỹ) đã để cho bà khối tài sản khổng lồ, đủ để mua một chung cư lớn ở Neuilly, một chung cư tại đại lộ Opera, loạt nhà đất ở xứ Maroc, Congo…