Đời sống

Chứng minh nhân dân sẽ chính thức bị ‘khai tử’ khi nào? Người dân ai cũng phải nắm chắc điều này

Chứng minh nhân dân sẽ chính thức bị ‘khai tử’ khi nào? Người dân ai cũng phải nắm chắc điều này

Chứng minh nhân dân sẽ không còn giá trị sử dụng lâu dài như trước. Sắp tới đây người dân sẽ phải đổi sang dùng Căn cước công dân gắn chíp thay cho chứng minh nhân dân.

Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP, Chứng minh nhân dân sẽ có giá trị sử dụng trong 15 năm kể từ ngày cấp. Năm 2021, Bộ Công an chính thức triển khai cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip để thay thế cho CMND. Tuy nhiên, CMND được cấp từ cuối năm 2020 vẫn sẽ được sử dụng cho đến hết năm 2035, tức là vẫn giữ giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.

cccd-1

Nhưng theo Khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước 2023 thì CMND còn hạn đến sau 31/12/2024 chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024. Nói như vậy, từ năm 2025, CMND sẽ bị khai tử hoàn toàn.

Dù bị cấm sử dụng hoàn toàn nhưng những giấy tờ sử dụng thông tin từ CMND vẫn sẽ giữ nguyên giá trị sử dụng. Thêm vào đó, công dân không bắt buộc phải chỉnh thông tin về CMND trong giấy tờ đã cấp. Với CMND hết hạn từ 15/1/2024 – trước ngày 30/6/2024 thì vẫn được sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

cccd-2

Vì CCCD sẽ bị “khai tử” từ 1/1/2025 nên đó cũng là mốc thời gian xác định công dân sẽ chỉ được dùng CCCD mã vạch, CCCD gắn chip (còn hạn sử dụng) và thẻ Căn cước.

cccd-4

Vậy đâu là những trường hợp bị cấm sử dụng CMND? Theo quy định của pháp luật, nhưng trường hợp dưới đây sẽ không được phép sử dụng CMND:

Khi một người dùng hai hoặc nhiều CMND;

Khi thôi/ bị tước quốc tịch Việt Nam;

Khi ra nước ngoài định cư, dùng CMND của người khác và các trường hợp phải làm thủ tục đổi CMND như CMND hết thời hạn sử dụng;

CMND hư hỏng không sử dụng được;

Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Thay đổi đặc điểm nhận dạng.