Khám phá mới

Điệp viên của Việt Nam xuất hiện từ khi nào? Bất ngờ danh tính nhà tình báo đầu tiên của nước ta

Điệp viên của Việt Nam xuất hiện từ khi nào? Bất ngờ danh tính nhà tình báo đầu tiên của nước ta

Từ xa xưa, con người đã biết dùng điệp viên, thám tử để do thám tình hình kẻ thù. Trong binh pháp của Tôn Tử thậm chí còn dành riêng một chương để dạy cách dùng gián điệp. Thực tế thì dù là đất nước nào cũng sử dụng đến chiêu bài tình báo, điệp viên. Đây là nghề đặc biệt, ra đời sớm, có vai trò quan trọng bất kể thời bình hay thời chiến.

Từ hàng nghìn năm trước đã có Triệu Đà được vua Nam Hán sai sang làm con rể vua Thục Phán An Dương Vương, nhằm tìm hiểu tình hình nước ta. Cũng nhờ “tay trong” là Triệu Đà mà về sau nhà Nam Hán thôn tính được Âu Lạc. Sau này, các triều đại phong kiến nước ta cũng dùng mật thám để dò la tình hình phương Bắc.

tinh-bao-1
Hình minh họa truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Nhà tình báo đầu tiên được chính sử nước ta nhắc đến là Đào Thế Quang. Ông được cử sang Trung Quốc để tìm kiếm thông tin. Trong “Toàn thư” có nhắc đến nhân vật này như sau: “Bảo Phù năm thứ 4 (1276, tức đời vua Trần Thánh Tông), mùa xuân, tháng 2, sai Đào Thế Quang sang Long Châu mượn cớ đi mua thuốc để thăm dò tình hình người Nguyên”.

Trong lịch sử Việt Nam cũng không thiếu những lần nhắc đến công việc tình báo, thám thính tin tức. Thời Đinh, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là người quản việc tình báo, mật thám, lo an ninh nội bộ, thu thập tin tức từ nhà Tống, Ai Lao, Chân Lạp rồi báo cáo với Đinh Tiên Hoàng.

tinh-bao-2
Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Ảnh: Internet

Thời nhà Lý, nhà vua nắm việc mật thám và giao chức Điện tiền chỉ huy sứ phụ trợ. Nhà Trần thì Thái sư Trần Thủ Độ phụ trách tổ chức gián điệp, về sau giao cho Trần Nhật Duật. Tổ chức này dưới thời nhà Trần gọi là Mật sứ đoàn, chuyên thu thập tin tức cho triều đình. Việc để Trần Ích Tắc trốn sang phương Bắc khiến tổ chức này bị khiển trách nặng nề, giảm tín nhiệm và giải tán vào thời Trần Dụ Tông.

tinh-bao-3
 Đội vệ binh dưới triều Nguyễn. Ảnh tư liệu – GDVN

Đến thời nhà Hồ, Hồ Quý Ly quan tâm vấn đề mật vụ nên đã thành lập Bí thư nội vụ Dinh do Nguyễn Cẩn chỉ huy. Sang thời nhà Nguyễn, Nguyễn Ánh cũng rất chú trọng tổ chức gián điệp, còn trực tiếp điều hành.

Sau này, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, các điệp viên, nhà tình báo của Việt Nam càng phát huy năng lực, góp công lớn trong thắng lợi của đất nước.

 

Người Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ: Thế giới nể phục, nói gì khi thấy Việt Nam từ trên cao?

Dù xa quê từ nhỏ nhưng giây phút nhìn thấy quê hương từ trên quĩ đạo Trái đất, Trịnh Hữu Châu vẫn không khỏi xúc động.