Đời sống

Tỉnh có đường cao tốc dài nhất miền Trung: Cũng là tỉnh dài nhất Việt Nam theo quốc lộ 1A

Tỉnh có đường cao tốc dài nhất miền Trung: Cũng là tỉnh dài nhất Việt Nam theo quốc lộ 1A

Là 1 tỉnh nằm ở cực nam duyên hải Nam Trung Bộ, Bình Thuận có diện tích tự nhiên khoảng 7.992 km2 với dân số khoảng 1,2 triệu người (số liệu năm 2019). Vị trí của tỉnh này cũng ‘đắc địa’ khi nằm ở cửa ngõ giao thương giữa các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tây Nguyên. Vì vậy mà cơ sở hạ tầng của Bình Thuận càng ngày càng được phát triển. 

Trong năm 2023, đường cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết dài 100,8km và cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (47,5 km) đã được thông xe. Như vậy, Bình Thuận chính là tỉnh có nhiều  km cao tốc nhất miền Trung với 148 km . Tỉnh này cũng chỉ đứng thứ hai cả nước về số lượng km cao tốc (Quảng Ninh đứng đầu). Đáng nói, nếu tính theo đường quốc lộ 1A thì  Bình Thuận là tỉnh có chiều dài lớn nhất Việt Nam với 178,5 km. 

Sau khi hai tuyến cao tốc mới được đi vào sử dụng, tỉnh Bình Thuận được tiếp thêm động lực cũng như không gian phát triển.

Tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km, có tổng vốn đầu tư lên tới 12.600 tỷ đồng đã được khánh thành ngày 29/4/2023. Đoạn đường này có vận tốc thiết kế đạt tốc độ tối đa 120 km/h và là điểm nối từ Bình Thuận đi Đồng Nai. Tuyến cao tốc này hiện có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, bề rộng nền 25 m. 

Trong khi đó, cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết được thông xe ngày 19/5 với chiều dài 100,8 km. Cây cầu có vốn đầu tư 11.000 tỷ đồng với điểm đầu ở km134 (thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong) và điểm cuối tại km235 - trùng với điểm đầu của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Sau giai đoạn hoàn thiện, đoạn cao tốc này sẽ có 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m, vận tốc thiết kế là 120 km/h.

Hai cao tốc này có vai trò giúp đường đi từ các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đến TP.HCM cũng các vùng kinh tế trọng điểm phía nam gần hơn.

Bên cạnh đó, việc di chuyển lên Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên trở nên thuận lợi hơn nhờ nút giao Ma Lâm và Đại Ninh.

Tỉnh Bình Thuận cũng tập trung trong việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng giao thông trong thời gian tới đặc biệt là các nút giao liên thông và các tuyến đường nối từ cao tốc với hệ thống giao thông của cả tỉnh.

Những tuyến đường huyết mạch cho ngành du lịch cũng được tỉnh đầu tư để các phương tiện lưu thông dễ dàng hơn khi đến các địa điểm nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi…

Với một tỉnh có đường bờ biển dài  gần 200 km, Bình Thuận đang nắm trong tay những lợi thế trong các ngành như du lịch, đánh bắt thuỷ hải sản, logistics… Vì thế việc hoàn thiện hạ tầng giao thông sẽ là đòn bẩy để tỉnh Bình Thuận phát triển 3 trụ cột kinh tế “Công nghiệp, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao”.

 

Cách đi từ Hà Nội đến Nghệ An nhanh nhất với đường cao tốc mới: Chỉ mất 3 giờ đồng hồ

Giờ đây, người dân chỉ mất 3 giờ đồng hồ để di chuyển từ thủ đô Hà Nội về Nghệ An, rút ngắn thời gian đi lại chỉ còn 2/3 thời gian so với trước nhờ tuyến đường cao tốc Bắc Nam.