Đời sống

Đại dịch COVID-19: Hiện thực và bi ai

Đại dịch COVID-19: Hiện thực và bi ai

Dịch COVID-19 đang càn quét trên toàn thế giới kéo theo sự gia tăng của lo lắng và trầm cảm. Sẽ là vô trách nhiệm khi hạ thấp những rủi ro mà coronavirus có thể gây ra cho sức khỏe của mỗi cá nhân hay cả nền kinh tế. Nhưng dường như dịch bệnh này cũng đang đẩy chúng ta và một trạng thái bi quan thái quá. Các vấn đề và giải pháp phải được đánh giá một cách lạnh lùng và vô tư. Hãy để sự thật, logic, lý trí và khoa học hướng dẫn chúng ta trong thời điểm khó khăn này, chứ không phải cảm xúc.

Thật không may, một số xung lực cơ bản nhất của chúng ta đã phát triển ngay từ thời điểm nguyên thủy khi mà thế giới rất khác với ngày nay. “Hộp sọ hiện đại của chúng ta chứa đựng "một tâm trí của thời đồ đá”, theo như một nhận định của hai chuyên gia Leda Cosmides và John Tooby từ Đại học California, Santa Barbara. Tâm trí có thể đưa ra những quyết định có hại trong việc giúp chúng ta giải quyết các vấn đề ngày hôm nay, bao gồm cả vấn đề lo lắng và trầm cảm.

Những “Thói quen tâm trí” nào đã hình thành và ăn sâu vào tiềm thức của loài người qua hàng trăm thiên niên kỷ? Quãng thời kì mà tổ tiên của của chúng ta đã sống trong một thế giới khắc nghiệt hơn rất nhiều so với ngày nay.

Đầu tiên, chúng ta ưu tiên những tin xấu, điều này giúp chúng ta sinh tồn tốt hơn. “Các sinh vật coi những mối đe dọa là cấp bách hơn so với những cơ hội phát triển có cơ may sống sót và sinh sản cao hơn”, theo như nhà tâm lý học nổi tiếng Daniel Kahneman  của Đại học Princeton đã nêu ra trong cuốn Thinking, Fast and Slow.

Theo như 2 nhà nghiên cứu Mark Trussler và Stuart Soroka từ Đại học McGill (Canada) đã đề cập đến trong một nghiên cứu năm 2014 có tên “Nhu cầu của con người đối với những hoài nghi và  tin tiêu cực: Trong một thử nghiệm, ngay cả khi mọi người nói rõ rằng họ quan tâm đến tin tốt hơn, các thiết bị theo dõi cử động mắt cho thấy rằng trên thực tế họ quan tâm nhiều hơn đến các tin xấu. Những người tham gia thí nghiệm đã thể hiện xu hướng thiên về tin tức có nội dung tiêu cực.”

Con người có xu hướng thích đọc những tin tiêu cực hơn là tin tích cực

Và vì vậy, khi bạn đọc tin tức, hãy chắc chắn rằng ngoài việc đọc về số ca tử vong vì COVID-19 mới nhất, bạn còn nắm bắt được cả những tin tức về đột phá công nghệ, y học và khoa học mới nhất sẽ giúp chấm dứt đại dịch.

Thứ hai, như nhà tâm lý học Steven Pinker của Đại học Harvard đã lưu ý trong cuốn ‘Enlightenment Now: The Case for Reason, Science, Humanism, and Progress’:  Bản chất của nhận thức và bản chất của tin tức tương tác theo cách khiến chúng ta nghĩ rằng thế giới tồi tệ hơn (thực tế). Tin tức, sau tất cả, là nói về về những điều đã xảy ra. Những điều không xảy ra không được đưa tin. Chúng ta không bao giờ thấy một phóng viên nào nói trước camera rằng: 'Chúng tôi đang đưa tin chiến sự từ một đất nước mà chiến tranh chưa nổ ra.' Báo chí và các phương tiện truyền thông khác có xu hướng tập trung vào những điều tiêu cực . Như câu ngạn ngữ về báo chí: “Máu chảy sẽ dẫn lối”.

Hãy nhớ rằng ngoài sự khủng khiếp của COVID-19, có rất nhiều điều tốt đẹp vẫn đang diễn ra trên thế giới. Ngay cả khi xảy ra đại dịch, người ta vẫn yêu nhau, những đứa trẻ khỏe mạnh vẫn được sinh ra và  mọi người vẫn sẵn sàng giúp đỡ những người lạ gặp khó khăn.

Thứ ba, các phương tiện truyền thông hiếm khi đưa ra những so sánh phù hợp hoặc thường đặt các sự kiện khủng khiếp trong bối cảnh phiến diện. Coronavirus gây chết người, nhưng nó không phải là bệnh dịch hạch, có tỷ lệ tử vong là 50%, hay bệnh dịch hạch nhiễm trùng, có tỷ lệ tử vong là 100%. Giờ đây, may mắn cho sự an lành lâu dài của loài người, chúng ta đã lại được đánh thức về mối nguy hiểm chết người do các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một loại virus nhẹ hơn rất nhiều. Hy vọng nguồn nhân lực và tài chính sẽ được chính phủ và khu vực tư nhân triển khai để đảm bảo rằng lần tới chúng ta đã sẵn sàng cho những thứ tồi tệ hơn. Luật pháp sẽ được thay đổi và các quy định sẽ được sắp xếp hợp lý để đảm bảo rằng chúng ta nhanh  hơn, trong việc đối phó với các tình huống khẩn cấp trong tương lai.

Thứ tư, sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông xã hội làm cho tin tức xấu có thể lan truyền đồng loạt, tức thời. Cho đến gần đây, hầu hết mọi người biết rất ít về vô số cuộc chiến tranh, bệnh dịch, nạn đói và thảm họa tự nhiên xảy ra ở những nơi xa xôi trên thế giới.

Năm 1759, nhà triết học người Scotland Adam Smith đã viết trong cuốn The Theory of Moral Sentiments (Lý thuyết về tình cảm đạo đức): 

“Những tai họa (dù phù phiếm) nếu có liên quan tới chính bản thân mỗi người sẽ gây ra tác động mạnh hơn . Nếu một người biết mình sẽ bị mất ngón tay út vào ngày mai, anh ta sẽ không  thể chợp mắt nổi đêm nay. Nhưng nếu một sự hủy diệt nào đó sẽ xảy ra với hàng trăm triệu đồng loại mà anh ta chưa từng gặp mặt, anh ta vẫn sẽ say giấc với một cảm thức an toàn sâu sắc nhất. Và sự hủy diệt của vô số người đó là một hiện tượng ít thú vị đối với anh ta hơn là sự bất hạnh của chính anh ta.”

Tuy nhiên, ngay khi chúng ta nhận ra rằng internet nói chung và các phương tiện truyền thông xã hội nói riêng cũng cho phép chúng ta làm việc trong khi duy trì khoảng cách xã hội, nó cũng cho phép chúng ta tìm hiểu về sự khó khăn của người khác, kể cả những người ở những nơi xa xôi. Rất nhiều người đã nhận được sự giúp đỡ nhờ điều này.

Thứ năm, bộ não con người cũng có xu hướng đánh giá quá cao sự nguy hiểm do những gì mà các nhà tâm lý học gọi là “khả năng Heuristic  (tự nghiệm)” hay còn gọi là quá trình ước tính xác suất của một sự kiện dựa trên những sự kiện có thể được não bộ liên tưởng dễ dàng. Thật không may, trí nhớ của con người thường ghi nhớ các sự kiện bởi các lý do khác, hơn là khả năng tái xuất hiện của sự kiện đó. Nhưng khi một sự kiện gây tổn thương xảy ra, bộ não con người lại đánh giá quá cao khả năng sự kiện đó sẽ tái phát.

Ngay bây giờ, hàng chục ngàn người đang chiến đấu cho mạng sống của họ với sự trợ giúp của máy thở. Có những người khác đã thua cuộc chiến đó. Dù kết cục đó thật bi thảm, đừng ngay lập tức cho rằng đó là định mệnh đang chờ đợi bạn. Để bớt trầm cảm và lo lắng, hãy nghĩ đến hàng chục ngàn người đang hồi phục.

Gần 600.000 ca nhiễm Covid-19 đã được chữa khỏi

Thứ sáu, theo nhà nhà tâm lý học Roy Baumeister từ Đại học Queensland và Ellen Bratslavsky từ Đại học Cộng đồng Cuyahoga nhận thấy thì: "Điều xấu tác động mạnh hơn điều tốt. Hãy thử tưởng tượng xem mức độ hạnh phúc mà bạn có thể có. Sau đó xem xét câu hỏi: Mức độ chán nản mà bạn có thể tưởng tượng nhiều hơn so với mức độ hạnh phúc mà bạn có thể tưởng tượng như thế nào? Câu trả lời cho câu hỏi này là: vô hạn. 

Nghiên cứu cho thấy rằng mọi người sợ mất mát nhiều hơn họ thích lợi nhuận; bị dằn vặt với thất bại nhiều hơn là thưởng thức thành công; thấy phẫn nộ vì chỉ trích nhiều hơn cảm thấy được khuyến khích bởi lời khen ngợi.

Hãy cố gắng không tập trung vào các tình huống xấu nhất của COVID-19 và luôn nhớ rằng, theo thống kê, hầu hết mọi người đều có cơ hội vượt qua đại dịch mà không phải trải qua các triệu chứng của bệnh này.

Thứ bảy, những điều tốt và xấu có xu hướng xảy ra tại các mốc thời gian khác nhau. Những điều tồi tệ, chẳng hạn như sự bùng nổ của một đại dịch, có thể xảy ra nhanh chóng. Những điều tốt đẹp, chẳng hạn như những bước tiến của nhân loại đã đạt được trong cuộc chiến chống lại HIV / AIDS, có xu hướng xảy ra ngày càng nhiều và trong một thời gian dài. Như nhà báo Kevin Kelly của tạp chí Wired đã viết: “Ngay từ thời Khai sáng và phát minh ra Khoa học, chúng ta thường chỉ tạo ra những thành quả rất nhỏ hơn so với những gì mà chúng ta đã phá hủy mỗi năm. Nhưng những thành quả nhỏ nhoi đó đã được đúc kết lại trong nhiều thập kỷ để trở thành cái mà chúng ta có thể gọi là nền văn minh.” Tiến bộ tự ẩn mình ở thời điểm hiện tại, chỉ được nhìn thấy từ tương lai.

Hãy nhớ rằng loài của chúng ta đã loại trừ hoặc gần như diệt trừ được bệnh đậu mùa, bệnh tả, thương hàn, sởi, bại liệt và ho gà. Chúng ta đã đạt được tiến bộ lớn trong cuộc đấu tranh chống lại bệnh sốt rét và HIV / AIDS. Và tốc độ thành công của chúng ta đang tăng lên. Bằng chứng khoa học đáng tin cậy cho thấy những ca bệnh đậu mùa đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ vào năm 1500 trước Công nguyên. Phải đến những năm 1980, căn bệnh này mới bị diệt trừ. Đó là 3,5 nghìn năm đau khổ. Năm 1980, chúng ta bắt đầu tìm hiểu về HIV / AIDS. Đến năm 1995, chúng ta đã có thế hệ thuốc đầu tiên giữ cho người nhiễm bệnh còn sống. Đó là 15 năm đau khổ. Dịch Ebola hoành hành từ năm 2014 đến 2016. Vắc-xin Ebola đầu tiên đã được phê duyệt tại Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2019. Đó là 5 năm đau khổ. Tháng 12 năm ngoái, coronavirus còn chưa được đặt tên. Giờ đây, các thử nghiệm trên người đối với vắc-xin coronavirus đang được tiến hành trên toàn thế giới.

Thứ tám, con người cũng phải chịu một sự ngớ ngẩn về tâm lý được biết đến với những cái tên như là “Turn-point-it is”, ngoại suy bi quan hay sự ảo tưởng kết thúc lịch sử. Như cựu chuyên gia tài chính của Tạp chí Phố Wall Morgan Housel đã quan sát, ngay cả những người nhận thức được sự tiến bộ mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì họ vẫn đánh giá thấp khả năng thay đổi của chúng ta trong tương lai. “Nếu bạn đánh giá thấp khả năng thích ứng với các tình huống không bền vững của chúng ta, thì bạn có thể thấy tất cả thực tại là tồi tệ và có thể bị ngoại suy về sự tàn khốc. Ngoại suy rằng sẽ xảy ra thế chiến thứ 3. Ngoại suy một cuộc đại suy trầm kinh tế,…. Tất cả những điều này có thể là lý do cho sự bi quan nếu bạn không cho rằng sẽ có sự thay đổi hoặc thích ứng trong tương lai. Thật là điên rồ, với lịch sử lâu dài của chúng ta về sự thay đổi và thích nghi”. Thực tế là: Con người đã thay đổi và thích nghi trong quá khứ, chúng ta sẽ tiếp tục làm như vậy và phát triển.

Hãy giữ tinh thần tích cực để cùng thế giới vượt qua đại dịch

Cuối cùng, giữ cho tinh thần phấn chấn. Con người, không giống như các thành viên khác trong vương quốc động vật, chúng ta là những sinh vật thông minh, là sinh vật duy nhất có khả năng đổi mới cách thoát khỏi những vấn đề cấp bách. Chúng ta đã phát triển các hình thức hợp tác tinh vi, không chỉ làm tăng cơ hội tồn tại mà còn giúp chúng ta phát triển thịnh vượng. Nói cách khác, có cơ sở hợp lý cho sự lạc quan về tương lai. Và sự thật là, như các nhà môi giới tài chính thường nói, những điều xảy ra trong quá khứ không phải là hướng dẫn cho những gì sẽ xảy ra trong tương lai, hãy lưu ý những lời của nhà sử học và chính khách người anh Thomas Babington Macaulay đã viết vào năm 1830:

“Ở mọi thời đại, mọi người đều biết rằng đến thời của mình, sự tiến bộ tiến bộ đã diễn ra; dường như không ai nghĩ đến bất kỳ cải tiến nào trong thế hệ tiếp theo. Chúng ta hoàn toàn không thể chứng minh được sự sai lầm khi có người nói rằng xã hội đã đạt đến đỉnh cao - rằng chúng ta đã thấy những ngày tốt đẹp nhất của chúng ta. Nhưng những người ở thế hệ trước cũng nói như vật với những lý do rõ ràng tương tự. Nếu như tin vào nguyên tắc rằng đã không có sự cải thiện từ phía sau chúng ta, liệu có gì để mong đợi vào phía trước ngoài sự xuống cấp?”

Khi đại dich COVID-19 qua đi, hãy nhớ tất cả những cách khác nhau mà tâm trí của bạn có thể giở trò đồi bại với chính bạn. Hãy nhận ra rằng bạn là thành viên của một giống loài luôn luôn đề phòng nguy hiểm và khuynh hướng của bạn đối với những điều tiêu cực đã cung cấp một thị trường màu mỡ cho những người truyền tin xấu. 

Sự thiên vị tiêu cực đã ăn sâu vào bộ não của chúng ta. Nó không thể bị tước đi. Điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm là nhận ra rằng chúng ta đang chịu đựng điều đó.

 

 

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sánh vai các đại gia thế giới, hiên ngang xuất hiện trong 'bảng vàng' Forbes

(Techz.vn) Trong “bảng vàng” của Forbes về đóng góp chống Covid-19, tỷ phú Phạm Nhật Vượng là đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt.