Đời sống

Vén màn lý do con người thời xưa dùng thủy ngân làm thành phần chính để luyện đan dược trường sinh

Vén màn lý do con người thời xưa dùng thủy ngân làm thành phần chính để luyện đan dược trường sinh

Thủy ngân quý giá cả trong giá trị vật chất lẫn tinh thần, là thành phần ưa chuộng trong việc luyện đan dược trường sinh của con người cổ đại. 

Thuốc trường sinh là niềm khao khát của con người từ thời cổ đại cho đến nay, đặc biệt là đối với những vua chúa, quý tộc giàu có, quyền lực. Điển hình như Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN) - Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa. Ông không tiếc tiền của, nhân lực chỉ để tìm kiếm bất cứ thứ gì có thể kéo dài tuổi thọ, dù cho nó chỉ là lời đồn hay truyền thuyết. Đáng chú ý, Tần Thủy Hoàng còn thu gom rất nhiều thủy ngân - thành phần chính để luyện lên các viên đan dược trường sinh cho mình. 

Tần Thủy Hoàng phát cuồng vì thuốc trường sinh 

Không chỉ Tần Thủy Hoàng mà nhiều quý tộc, thương nhân thời xưa đam mê điều chế thuốc trường sinh cũng đều chọn thủy ngân làm thuốc dẫn chính. Bằng chứng là trong cuốn Sử ký đã ghi chép lại sự kiện Hán Vũ Đế (156 TCN - 87 TCN) thông qua "thuật luyện đan" để chế ra thần dược trường sinh; Thời Đông Tấn, nhà luyện đan Cát Hồng (283-343) dành cả cuộc đời bào chế loại thuốc tiên kéo dài tuổi thọ; Các nhà khảo cổ vào năm 1960 đã khai quật một ngôi mộ hợp táng rất lớn từ thời Đông Tấn (317 - 420) ở Tương Sơn, ngoại ô Nam Kinh, Trung Quốc, trong đó 200 viên thuốc được đặt ngay bên cạnh chủ nhân ngôi mộ. Tất cả những loại thuốc đó đều được bào chế từ thủy ngân.

Thủy ngân 

Trên thực tế, thủy nhân rất độc, chỉ cần tiếp xúc qua da cũng đủ gây hại cho con người. Nếu con người sử dụng một lượng lớn thủy ngân sẽ dẫn đến tình trạng hệ thần kinh và chức năng năng sinh sản bị hủy hoại, nặng nhất là tử vong. Tuy nhiên, trong sử sách lại không ghi lại bất cứ trường hợp nào qua đời vì thuốc trường sinh làm từ thủy ngân. 

Ảnh minh họa đan dược trường sinh 

Về lý do thủy ngân luôn được lựa chọn làm thành phần chính của đan dược trường sinh là vì quan niệm cố hữu của người xưa về màu sắc. Khi lưu huỳnh phản ứng với thủy ngân sẽ biến đổi màu bạc của thủ ngân thành màu đỏ bạc, từ đó tạo ra được sắc tố đỏ rất tinh khiết. Chu sa được chế tạo từ thủy ngân sở hữu sắc đỏ tự nhiên tựa như khí huyết của trời đất, tượng trưng cho sự vĩnh cửu. Sự thay đổi này làm người Trung Quốc liên tưởng đến quá trình 'Vũ Hóa thăng tiên', do đó mà thủy ngân được xem là thành phần không thể thiếu khi luyện thuốc trường sinh. Ngoài ra, thủy ngân là kim loại duy nhất có thể phản ứng với nhiều kim loại khác, bao gồm cả vàng - biểu tượng của sự giàu có và vĩnh cửu. 

Chu sa 

Có thể thấy, thủy ngân gắn liền với đời sống tinh thần và văn hóa của người cổ đại nhưng do sự thiếu hiểu biết nên các nhà giả kim đã đề cao loại kim loại nặng này và ứng dụng nó trong việc điều chế các loại thuốc bổ, thuốc hồi xuân, thuốc trường sinh.