Giải trí

99% khán giả không biết tên gọi của 6 tên cướp bị Tôn Ngộ Không sát hại, gộp lại thành đúng 2 từ

99% khán giả không biết tên gọi của 6 tên cướp bị Tôn Ngộ Không sát hại, gộp lại thành đúng 2 từ

Sau gần 40 năm công chiếu, fan Tây Du Ký 1986 có đến 99% là không thể kể được tên gọi của 6 tện cướp bị Tôn Ngộ Không sát hại ở đầu phim. 

Trong Tây Du Ký 1986, một trong những phân cảnh ấn tượng nhất là khi Tôn Ngộ Không hạ sát 6 tên cướp trong những tập đầu tiên. Đây là khoảnh khắc lột tả rõ nhất sự tàn nhẫn của Tôn Ngộ Không trước khi tu thành chính quả và nguồn cơn cho xung đột đầu tiên của hắn và sư phụ. 

6 tên cướp được cho là do yêu quái hóa thành

Cụ thể, khi 2 thầy trò là Đường Tăng và Tôn Ngộ Không đang tá túc trong căn nhà nhỏ trên sườn đồi của một ông lão và cậu bé thì bỗng nhiên có 6 tên cường đạo xuất hiện. Chúng đánh dân lành để cướp bóc tài sản, hành động này khiến Tôn Ngộ Không bất bình và thẳng tay sát hại tất cả không thương tiếc. Dù hành động của hắn xuất phát từ sự trượng nghĩa nhưng giết sạch 6 tên cướp lại quá tàn nhẫn. Đường Tăng vừa đau lòng vừa phẫn nộ liền giáo huấn đồ đệ. Tôn Ngộ Không với bản tính ngang tàng đã không nể nang mà ném chiếc mũ Đường Tăng khâu xuống đất rồi bỏ đi. 

Có một điểm mà 99% khán giả Tây Du Ký đều không rõ, đó là tên thật của 6 tên cướp mà Tôn Ngộ Không sát hại. Được biết, chúng có tên là Nhãn Khán Hỷ (Mắt thấy mừng), Nhĩ Thính Nộ (Tai nghe giận), Tỵ Khứu Ái (Mũi ngửi thích), Thiệt Thường Tư (Lưỡi nếm nghĩ), Thân Bổn Ưu (Thân vốn lo), Ý Kiến Dục (Ý thấy muốn). Khi gộp chung cả 6 cái tên này lại, ta sẽ có được "lục căn" (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). 

Hành động đánh chết 6 tên cướp của Tôn Ngộ Không tượng trưng cho việc từ bỏ lục căn. Đây sẽ là khởi đầu cho việc tu tập bởi muốn lấy chân kinh, tâm phải thanh tịnh, muốn tâm thanh tịnh thì phải loại bỏ được tâm căn phiền nhiễu, xấu xí. Khi đó, người tu hành mới có thể thấy rõ chân tâm thực sự của mình là gì. 

Tương tự như hình tượng 6 tên cướp, vòng tròn Tôn Ngộ Không dùng gậy Như Ý vẽ ra cũng đại diện cho giới hạn của con người. Đường Tăng đại diện cho con người, Trư Bát Giới đại diện cho dục vọng, dẫn dắt Đường Tăng ra khỏi chiếc vòng đó. Bởi vậy nên Đường Tăng vì nhiều lần không nghe lời Tôn Ngộ Không mà nghe theo Trư Bát Giới nên mới rơi vào vô số tình huống nguy hiểm.