Đời sống

Việt Nam thuộc triều đại nào thời Hoàn Châu Cách Cách? Thiên tài quân sự ngàn năm có 1 xuất hiện ra sao?

Việt Nam thuộc triều đại nào thời Hoàn Châu Cách Cách? Thiên tài quân sự ngàn năm có 1 xuất hiện ra sao?

Bối cảnh của Hoàn Châu Cách Cách diễn ra vào thời đại nào của Trung Quốc? Việt Nam khi đó do ai đứng đầu? Câu trả chưa chắc nhiều người đã biết. 

Hoàn Châu Cách Cách là bộ phim truyền hình kinh điển của Trung Quốc, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ 8x, 9x Việt Nam. Bối cảnh của bộ phim diễn ra vào năm Càn Long thứ 24, đúng triều đại của Hoàng đế Càn Long (1711 - 1799). Ông là vị Hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Quốc với thời gian trị vì lên tới gần 60 năm. Trong suốt thời kì trị vì, Càn Long đưa nhà Thanh vào giai đoạn cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự, mở rộng lãnh thổ đến mức tối đa, khoảng hơn 13.000.000 km² (so với 9.600.000 km² hiện nay).

hoanchaucachcach2
hoanchaucachcach3
Hình tượng vua Càn Long trong Hoàn Châu Cách Cách

Khi Càn Long chính thức nắm giữ quyền lực tối cao vài năm 1735 thì ở Việt Nam đang là thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh diễn ra vô cùng căng thẳng. Đây là giai đoạn "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam tranh giành quyền lực, nội chiến liên miên và kết thúc vào năm 1777 với kết quả là chúa Nguyễn thất bại hoàn toàn. 

Vua Quang Trung qua nét vẽ của họa sĩ Triều Thanh năm 1790

Khi đó, Nguyễn Huệ cùng hai anh là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ hội chung lại thành Tây Sơn tam kiệt, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, thành công lật đổ hai tập đoàn Trịnh - Nguyễn và nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài trong 2 thế kỷ và lập ra nhà Tây Sơn. Ban đầu Nguyễn Nhạc là anh cả đã lên ngôi năm 1778 nhưng 10 năm sau là năm 1788, ông đã nhường ngôi lại cho em trai Nguyễn Huệ, chính là vị vua Quang Trung lừng lẫy sử Việt. 

Tượng đài vua Quang Trung - Nguyễn Huệ ngày nay

Vua Quang Trung (1753 - 1792) được mệnh danh là "thiên tài quân sự" ngàn năm có một của Việt Nam. Không chỉ dẹp nội chiến, ông còn lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Xiêm (1784) và chống Thanh (1788) giành thắng lợi vẻ vang, bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc. Bắt đầu cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, vua Quang Trung có tới 20 năm liền lãnh đạo đủ các trận đánh lớn nhỏ và chưa bao giờ biết thua là gì. Đáng tiếc là giữa lúc đang xây dựng đất nước phát triển tốt thì ông đột ngột qua đời ở tuổi 39. Người kế vị ông là Quang Toản khi đó mới 9 tuổi, vì còn quá nhỏ nên không đủ năng lực lãnh đạo đất nước, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn nội bộ, suy yếu dần rồi sụp đổ vào năm 1802. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liệt kê vua Quang Trung vào danh sách 14 vị Anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam. Ngày nay có rất nhiều trường học và đường phố ở Việt Nam được đặt tên là Quang Trung và Nguyễn Huệ.