Đời sống

1 bản làng ở Việt Nam lập lời thề không bao giờ gõ chiêng ngày thường vì lo sợ sẽ mất mạng

1 bản làng ở Việt Nam lập lời thề không bao giờ gõ chiêng ngày thường vì lo sợ sẽ mất mạng

Dân tộc Ơ Đu là một trong 5 dân tộc ít người nhất của Việt Nam, sinh sống từ lâu đời ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/2019: Dân tộc Ơ Đu có tổng dân số: 428 người, trong đó nam là 237 người, nữ là 191 người. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 93,2%.

1-ban-lang-o-viet-nam-lap-loi-the-khong-bao-gio-go-chieng-ngay-thuong-vi-lo-so-se-mat-mang

Trước năm 2006, người Ơ Đu sinh sống nhiều ở các bản Xốp Pột, Pủng Ca Moong, Kim Hòa xã Kim Đa (Huyện Tương Dương, Nghệ An). Sau năm 2006, họ di dời đến sinh sống tại bản Văng Môn, xã Nga My. 

1-ban-lang-o-viet-nam-lap-loi-the-khong-bao-gio-go-chieng-ngay-thuong-vi-lo-so-se-mat-mang-1
1-ban-lang-o-viet-nam-lap-loi-the-khong-bao-gio-go-chieng-ngay-thuong-vi-lo-so-se-mat-mang-4

Đến hiện tại, văn hóa của người Ơ Đu đã hoàn toàn bị “xóa sổ” khỏi bản đồ chữ S. Những người có tuổi đời cao nhất cũng chỉ nhớ được 200 từ (đa số mượn tiếng Thái). Tuy nhiên, họ vẫn giữ lại tập tục không đánh chiêng vào ngày thường vì lo sợ sẽ trở thành thảm họa của cả nhà, thậm chí là cả dòng họ. Tiếng chiêng vang lên được cho là sẽ động đến Then (nhà Trời) và sẽ bị giáng họa.

Theo chia sẻ của ông Lo Văn Phúc, một người cao tuổi nhất trong bản Văng Môn khẳng định phong tục không gõ chiêng, trống vẫn được người Ơ Đu lưu giữ. Cứ mỗi khi có tiếng sấm đầu năm, chủ nhà sẽ gõ 3 tiếng chiêng rồi treo lên vị trí trang trọng, gần bàn thờ tổ tiên. Những ngày sau đó trong năm, không ai được đụng đến chiêng, trống.

1-ban-lang-o-viet-nam-lap-loi-the-khong-bao-gio-go-chieng-ngay-thuong-vi-lo-so-se-mat-mang-2
1-ban-lang-o-viet-nam-lap-loi-the-khong-bao-gio-go-chieng-ngay-thuong-vi-lo-so-se-mat-mang-5

Bởi lẽ, những người thuộc dân tộc Ơ Đu quan niệm rằng, nếu ai vô tình hay cô ý gõ chiêng trong ngày không có tiếng sấm đầu năm lần lượt từng người trong nhà sẽ ốm đau bệnh tật, dẫn đến mất mạng. Thậm chí, còn ảnh hưởng tới những người họ hàng liền kề.

Nói về cách hóa giải nếu lỡ có người gõ chiêng vào ngày thương, ông Lo Văn Phúc cho biết: “Để tránh tai họa, người phạm vào tục cấm sẽ phải mổ lợn, thậm chí là trâu bò để cúng Then (Trời) xin xá tội. Lễ cúng thường rất tốn kém nên chẳng mấy ai dám vi phạm luật tục”.

Bên cạnh đó, ông Lo Văn Tình - Bí thư Chi bộ bản Văng Môn (con ông Lo Văn Phúc) còn thông tin thêm về nguồn gốc phong tục không gõ chiêng ngày thường: “Trước kia người Ơ Đu đã lập lời thề sẽ không bao giờ gõ trống chiêng trong ngày thường. Chỉ đánh lên một hồi 3 tiếng khi nghe tiếng sấm đầu năm. Từ đó thành tập tục của người Ơ Đu”.

 

Bật mí triều đại tồn tại ngắn nhất lịch sử Việt Nam: Tên quốc hiệu khiến hàng triệu người hiểu nhầm

Đây là triều đại để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử với loạt chính sách cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục như: Hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy, đề cao Nho giáo, phát triển chữ Nôm, mở trường học... nhưng lại có thời gian tồn tại ngắn nhất Việt Nam.