Xe A-Z

Trạm BOT Cai Lậy sẽ giảm phí nhưng kéo dài thời gian thu

Trạm BOT Cai Lậy sẽ giảm phí nhưng kéo dài thời gian thu

Liên quan đến vấn đề phản đối trạm thu phí BOT Cai Lậy, các tài xế cho rằng trạm đặt trên quốc lộ 1 để thu phí cho tuyến đường tránh là không hợp lý. Giải thích về vấn đề này ông Nguyến Ngọc Đông, Thứ trưởng bộ GTVT cho biết vị trí đặt trạm BOT Cai Lậy căn cứ vào phương án tài chính nằm trên phạm vi dự án, quá trình lập vị trí trạm có ý kiến của các cơ quan liên quan như Bộ Tài chính, đoàn đại biểu Quốc hội và ý kiến địa phương.

Điều đó có nghĩa mong muốn của các tài xế là di rời trạm BOT Cai Lậy sang vị trí khác sẽ không thể thành hiện thực.

Sẽ giảm phí qua trạm BOT Cai Lậy nhưng kéo dài thời gian thu.

Trên thực tế có một số dự án BOT trạm thu phí nằm ngoài phạm vi dự án đã triển khai. Mục tiêu của những trạm này là để hút vốn vì ngân sách hạn chế, mà nhà đầu tư cảm thấy dự án có lợi nhuận họ mới đầu tư, còn người cấp vốn thấy khả thi mới cấp tiền.

Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, ban đầu dự án Cai Lậy chỉ tính làm tuyến đường tránh, nhưng trong quá trình làm việc với tỉnh Tiền Giang, do quốc lộ 1 hai đầu thị xã xuống cấp nên đưa thêm nâng cấp QL1 vào dự án. Và do tính cấp bách của dự án nên đã chỉ định thầu.

Hơn nữa, Bộ GTVT cũng không đủ ngân sách để mua lại trạm. Ông Đông nói: “Thực tế, ai cũng mong muốn được đi lại không mất phí. Nhà nước có đủ tiền bỏ ra làm hết thì quá tốt nhưng ngân sách nhà nước không đủ tiền. Đối với kế hoạch trung hạn 2016 – 2020, vốn cho ngành giao thông chỉ đáp ứng được 30% so với nhu cầu đặt ra, 70% phải kỳ vọng vào tư nhân. Năm nay, Bộ GTVT chỉ được phân bổ 39.000 tỷ đồng, BOT là kênh hút vốn nhưng có bất cập, phát sinh thì phải cùng nhau xử lý”.

Một vấn đề nữa là nếu giảm phí qua trạm thì sẽ kéo dài thời gian thu phí. Theo dự báo, thời gian thu phí sẽ ở mức từ 12 – 14 năm, trong khi đó phương án ban đầu chỉ hơn 6 năm.

Trách nhiệm của Bộ GTVT ở đâu?

Ông Đông thừa nhận nhiều dự án BOT làm trên đường độc đạo khiến người dân không còn sự lựa chọn nào khác. Điều này xuất phát từ ngân sách hạn chế trong khi việc đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống quốc lộ rất khó khăn.

Các dự án BOT mọc lên là do ngân sách đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống quốc lộ hạn chế.

Trong thời gian tới Bộ GTVT cũng sẽ có hình thức giám sát, minh bạch các hợp đồng BOT. Hiện Chính phủ đã giao cho Bộ KH-ĐT sửa đổi Nghị định 15, nhừm hình thành khung pháp lý đồng bộ, minh bạch hơn.

Về trách nhiệm của Bộ GTVT với các bất cập của dự án BOT như hiện nay sẽ được quy định trong hợp đồng để xử lý. Đầu tiên là nhà đầu tư, Tổng cục Đường bộ VN sẽ quản lý trong quá trình khai thác, kết hợp với địa phương. Bộ GTVT sẽ phải lý với nhà đầu tư, nhà đầu tư ký với ngân hàng, các bên sẽ có trao đổi và điều chỉnh cho phù hợp. Việc kéo dài thời gian thu phí phải có sự xem xét từ phía ngân hàng, nếu quá thời gian sẽ thành nợ xấu. Sai đến đâu sẽ xử lý đến đó.

 

Sử dụng tiền lẻ trả phí khi qua trạm BOT, 19 xe bị lọt vào “danh sách đen"

(Techz.vn) Để phản đối thu phí tại trạm BOT Cai Lậy, nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ có mệnh giá 200, 500 đồng để trả phí.