Đời sống

Vị thái giám quyền lực nhất sử Việt: Làm quan 3 triều vua Lý, là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu

Vị thái giám quyền lực nhất sử Việt: Làm quan 3 triều vua Lý, là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu

Lý Thường Kiệt (1019 – 1105), sinh ra ở làng An Xá, xã Quảng Đức, thành Thăng Long (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội), sau chuyển sang phường Thái Hòa, nội thành Thăng Long (nay thuộc phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Ông vốn họ Ngô, húy là Toàn, tự là Thường Kiệt (lúc làm quan do lập công lớn được ban quốc tính nên đổi sang họ Lý). Cha của Ngô Tuấn là Sùng Tiết Tướng Ngô An Ngữ mất năm Ngô Tuấn mới 13 tuổi. Ông được chồng bà cô ruột là Tạ Đức nuôi cho ăn học, lớn lên được Tạ Đức đem cô cháu gái yêu là Thuần Khanh gả cho. Ngô Tuấn khôi ngô tuấn tú, thông minh, nhanh nhẹn, có chí khí, thích nghề võ. Hàng ngày, Ngô Tuấn chăm chỉ học hành, đọc sách, luyện cung kiếm.

9

Tượng đài Lý Thường Kiệt ở Tam Giang (Yên Phong) bên phòng tuyến Như Nguyệt lịch sử.

Năm 1041, khi đó Lý Thường Kiệt còn ít tuổi, được sung làm Hoàng Môn Chi Hậu, 1 chức hoạn quan theo hầu vua Lý Thái Tông. Trong 12 năm làm quan trong triều, danh tiếng của Lý Thường Kiệt càng ngày càng nổi. Ông làm đến chức Nội Thị Sảnh Đô Tri khi mới 35 tuổi. Dù là thái giám nhưng Lý Thường Kiệt không chỉ ở lại trong cung mà còn được giao nhiều trọng trách quân sự, ngoại giao. Ông làm quan qua 3 triều vua nhà Lý : Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông.

Ông là người tinh thông văn - võ, có nghệ thuật quân sự bậc thầy, nhân tố chủ chốt trong cuộc chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi. Đặc biệt, tư tưởng lấy tấn công làm phòng thủ của ông đã nâng lên trở thành nghệ thuật, mẫu mực. Trong lịch sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt nổi bật với việc đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075 - 1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy ở chiến lũy sông Như Nguyệt.

Ly-thuong-Kiet-khien-1-nhan-vat-kiet-xuat-Trung-Hoa-than-bai-danh-liet-nhu-the-nao-00-main-1557850071-width640height480

Ảnh minh họa.

Năm 1069, ông được phong làm Đại tướng quân kiêm chức Nguyên soái quân tiên phong cùng em là Tán kỵ võ úy Lý Thường Hiến theo vua Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành. Ông có công lớn trong việc đánh hạ kinh đô Trà Bàn, chém chết tướng Chiêm Thành và bắt được vua Chiêm Chế Củ nên sau đó được phong là Phụ quốc Thái phó, Phụ quốc Thượng tướng quân, Khai quốc công, Thiên tử nghĩa nam (con nuôi của vua). Ít lâu sau, ông được phong làm Thái úy, đứng thứ hai triều đình sau Thái sư Lý Đạo Thành.

Nhắc đến Lý Thường Kiệt là người ta nhớ đến cuộc kháng chiến chống Tống oai hùng. Năm 1072, hay tin vua Lý Thánh Tông băng hà, Lý Nhân Tông lên nối ngôi còn quá nhỏ, quan quân nhà Tống dưới thời Tống Thần Tông Triệu Húc bèn tính chuyện bành trướng xuống phương Nam, chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Thời điểm đó, với cương vị một Phụ quốc Thái úy, nắm giữ toàn bộ binh quyền trong tay, Lý Thường Kiệt đã đứng ra đảm đương trước triều đình nhà Lý đã tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống. Sau khi cuộc kháng chiến kết thúc, ông được coi là vị tướng đóng góp công lao lớn nhất trong cuộc kháng chiến những năm 1075-1077.

Screenshot_1-2

Chân dung Lý Thường Kiệt trên ảnh bìa sách Lý Thường Kiệt-Lịch Sử Ngoại Giao Và Tông Giáo Triều.

Sau chiến thắng quân Tống, trong điều kiện vua Nhân Tông còn nhỏ, Lý Thường Kiệt đã đóng góp công lao to lớn cùng Linh Nhân Thái hậu và Thái phó Lý Đạo Thành chăm lo chỉnh đốn nội trị, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, mở mang giáo dục, đưa Đại Việt thành một quốc gia cường thịnh.

Năm 1082, Lý Thường Kiệt được cử đi trông coi Ái Châu. Năm 1101, khi ấy đã 82 tuổi, ông được triều về kinh nhậm chức Tể tướng. Năm 1104, Lý Giác chiếm Diễn Châu. Lý Thường Kiệt bấy giờ đã 85 tuổi vẫn xung phong cầm quân đi dẹp loạn. Lý Giác bị đuổi chạy sang Chiêm Thành. Vua Chiêm là Chế Ma Na nhân cơ hội đó đưa quân lên phía Bắc chiếm lại ba châu Chế Củ từng dâng cho vua Lý. Lý Nhân Tông phải cử Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh Chế Ma Na thu hồi ba châu. Nước Chiêm Thành từ đó trở lại thần phục Đại Việt như xưa. Sau khi đánh Chiêm Thành trở về, giữa năm 1105, Lý Thường Kiệt mất. Lý Nhân Tông truy phong ông làm Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công. Do có nhiều công lao đặc biệt to lớn, Lý Thường Kiệt được nhân dân ca ngợi là một trong những anh hùng hào kiệt, vĩ đại nhất của dân tộc. Đặc biệt, ông còn được sử sách đánh giá là một trong những vị thái giám quyền lực nhất lịch sử Việt Nam.

 

Anh hùng duy nhất được suy tôn làm ‘Vị tướng Bồ Tát’: Bậc khai quốc công thần lẫy lừng triều Nguyễn

Đây là 1 trong 6 vị tướng lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam được thờ trong Võ Miếu, là người duy nhất được suy tôn làm ‘Vị tướng bồ tát’, có công giúp chúa Nguyễn xây dựng cơ đồ.