Tài chính

Trước khi bị truy thu 821 tỷ, Coca cola trốn thuế như thế nào?

Trước khi bị truy thu 821 tỷ, Coca cola trốn thuế như thế nào?

Mới đây, cuối tháng 12/2019, Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam đã phải nhận quyết định xử phạt hành chính về thuế qua thanh tra chấp hành pháp luật thuế với tổng số tiền lên đến hơn 821,4 tỷ đồng. Cơ quan quản lý cho rằng doanh nghiệp này đã vi phạm về khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp. 

Trong tổng số 821,4 tỷ đồng, có 471 tỷ đồng là tiền truy thu. Cụ thể, truy thu thuế giá trị gia tăng hơn 60 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 359 tỷ đồng, thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài gần 52 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp này nộp 288,6 tỷ đồng tiền chậm nộp (tính đến ngày 16/12/2019). Ngoài ra, Coca-Cola Việt Nam còn bị phạt vi phạm hành chính hơn 61,6 tỷ đồng.

Thông tin này đối với những người ngoài ngành là một tin chấn động vì Coca-Cola là một doanh nghiệp nước ngoài nổi tiếng và đã có thời gian hoạt động ở Việt Nam từ năm 2019 đến nay.

Tuy nhiên ít ai biết rằng từ thời điểm hoạt động ở Việt Nam, Coca-Cola chưa nộp một đồng vốn nào và liên tục báo lỗ.

Nguồn cơn của sự việc này là việc lợi dụng chính sách ưu đãi dành cho các công ty nước ngoài để thu hút đầu tư. Không chỉ Coca-Cola, nhiều tập đoàn nước ngoài ngang nhiên hoạt động, mở rộng thị phần ở Việt Nam nhưng luôn nằm trong tình trạng lỗ và lỗ nặng.

Trước tình trạng này, nhiều câu hỏi được đặt ra khi tổng lợi nhuận toàn cầu của Coca-cola nằm trong nhóm lợi nhuận tăng trưởng hàng năm nhưng ở Việt Nam lại hoạt động một cách kém hiệu quả và liên tục báo lỗ như vậy.

Một trong lý do dẫn tới tình trạng báo lỗ này chính là "Chuyển Giá" – "Chuyển vào và chuyển ra", tối ưu thuế ở phương diện Tập đoàn ở nhiều quốc gia trên thế giới. 

Cụm từ này đã được nhắc tới từ những năm 1997, khi quy định về thuế nhà thầu nước ngoài đã đưa ra một văn bản pháp lý nhắc tới trực tiếp đến các giao dịch liên kết và chuyển giá thông quan thông tư 66/2010/TTBTC.

Kể từ đó, một loạt các Tập đoàn Đa quốc gia tại Việt Nam nằm trong tình trạng cảnh báo và liên tục bị phanh phui các hành vi chuyển giá, nổi bật như:  Metro Cash & Carry Việt Nam (bị phạt 507 tỷ đồng), Honda Việt Nam (182 tỷ đồng), Keangnam – Vina (95,2 tỷ đồng)….

Chuyển giá được hiểu là sự chuyển lợi nhuận ở nơi có mức thuế suất cao về các quốc gia được ưu đãi về thuế. 

Vậy chuyển giá/ chuyển lợi nhận được thực hiện bằng cách nào?

Nâng giá nguyên liệu đầu vào

Đây là cách thức thường xuyên được sử dụng và khó phát hiện nhất. Các công ty có thể lấy lý do như: bảo mật công thức, hay không có nguyên liệu thay thế để nâng giá nguyên liệu tương đối dễ dàng.

Ví dụ

Thông qua phí phân bổ từ công ty mẹ Tập đoàn ("bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu")

Bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu là các tài sản vô hình và Việc định giá phân bổ về lại cho công ty con ở Việt Nam là chuyện như cơm bữa. Các doanh nghiệp này thường lấy lý do rằng việc sử dụng thương hiệu thì đương nhiên phải trả phí. Tuy nhiên, chưa có cơ sở nào chứng minh được chi phí này hợp lý.

Ví dụ

Bán với giá thấp hơn cho công ty mẹ và các công ty trong cùng tập đoàn

Ngoài việc tăng giá mua đầu vào, thì các tập đoàn đa quốc gia có thể sử dụng phương pháp hạ giá bán cho Công ty mẹ hoặc các công ty con trong cùng tập đoàn. Việc hạ giá thấp hơn nhiều so  với bên thứ 3 cũng thương được sử dụng đối với các công ty gia công sản xuất, tạm nhập tái xuất ở Việt Nam.

Các hình thức khác

Ngoài ra, các tập đoàn này có thể sử dụng một loạt phương pháp khác như: 

  • Tăng chi phí lãi vay, chi phí marketing phân bổ từ công ty mẹ, chi phí sử dụng phần mềm…
  • Đầu tư mở rộng (các dự án đầu tư vào Việt Nam trong thời gian đầu thường được hưởng ưu đãi theo các diện miễn thuế từ 2-4 năm, giảm thuế từ 4 đến 9 năm)
  • Điều chỉnh giá bán cho Công ty mẹ hoặc các công ty con trong cùng tập đoàn (Công ty ở Việt Nam sẽ nâng giá bán cho 1 công ty khác trong cùng tập đoàn đang chịu thuế suất cao hơn nhiều so với ở Việt Nam, làm giảm tổng số thuế phải đóng ở quy mô tập đoàn và tối đa hóa lợi nhuận cũng như dòng tiền.)

Quay trở lại với câu chuyện đang gây sốc của Coca Cola, Tổng giám đốc Peeyush Sharma nhấn mạnh: "Danh tiếng của Coca Cola Việt Nam là điều rất quan trọng, do vậy chúng tôi không bao giờ thực hiện các hành động gian lận hay trốn thuế, những việc có thể gây tổn hại đến danh tiếng Coca Cola Việt Nam”. Tuy nhiên, thực tế lại không đồng thuận với phát biểu này. Chỉ cần thực hiện một phép toán đơn giản đã nhận ra việc đóng thuế của Coca Cola thật sự đang có vấn đề từ rất nhiều năm trước. Coca Cola là một trong 2 hãng đồ uống chiếm thị phần lớn nhất thị trường bên cạnh Pepsi (41%), Tân Hiệp Pháp (doanh số tương đương nhưng báo lãi hàng ngàn tỷ đồng). Tuy nhiên, Coca Cola lại liên tục báo lỗ trong khi cùng hoạt động một thị trường, cùng đối tượng khách hàng, cùng mức giá cả. Trước tình thế này, việc  Coca Cola Việt Nam liên tục báo lỗ trong nhiều năm và chưa hề đóng một đồng thế nào ở Việt Nam thực sự là một câu hỏi lớn.

 

 

Masan chơi lớn, bỏ 15 triệu đô để cải tổ ‘con gà đẻ trứng vàng’ của ông Phạm Nhật Vượng

(Techz.vn) Trong đà cải thiện lợi nhuận của Vinmart + trong 3 năm qua, Masan sẽ thực hiện một cuộc cải tổ lại hệ thống này hướng tới mục tiêu 42.000 tỷ doanh thu trong năm 2020.