Đời sống

Trong 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu Việt Nam, ai là người duy nhất đi tu, được suy tôn là Phật Hoàng

Trong 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu Việt Nam, ai là người duy nhất đi tu, được suy tôn là Phật Hoàng

Xuyên suốt hàng ngàn năm lịch sử, Việt Nam nước ta được xem là đất nước “địa linh nhân kiệt” khi sản sinh ra nhiều nhân tài, bậc hào kiệt mà đến tận bây giờ sử sách vẫn còn vang danh.

Bộ Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch Việt Nam đã chọn ra danh sách 14 vị danh nhân, anh hùng dân tộc Việt Nam tiêu biểu qua các thời đại (theo công văn số 2296/BVHTTDL-MTNATL, ngày 21/6/2013). Cụ thể Việt Nam có 14 vị danh nhân anh hùng dân tộc Việt Nam tiêu biểu bao gồm: Quốc tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có lẽ nhiều người Việt Nam đã biết qua danh sách này nhưng vẫn có những thông tin thú vị liên quan đến 14 vị anh hùng dân tộc Việt Nam mà không phải ai cũng có thể trả lời được. 

Theo đó, trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam chỉ có duy nhất 1 nhân vật được tôn là Phật Hoàng. 

Đó chính là Vua Trần Nhân Tông - vị anh hùng dân tộc đã đánh đuổi giặc Nguyên Mông đồng thời cũng là văn hóa lớn khi sáng lập thiền phái Trúc Lâm và được suy tôn làm Phật Hoàng.

Trần Nhân Tông (1258 – 1308) có tên húy là Trần Khâm, tự là Thanh Phúc, ông chính là vị hoàng đế thứ 3 của nước Đại Việt, trị vì nước ta từ  8 tháng 11 năm 1278 đến ngày 16 tháng 4 năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng cho đến cuối đời. Đây là vị vua đánh giá là 1 vị hoàng đế anh minh, có nhiều công lao và đóng góp trong việc phát triển của Đại Việt cuối thế kỷ XIII cũng như bảo vệ chủ quyền, nền độc lập của dân tộc trước Nguyên Mông và mở rộng lãnh thổ đất nước. 

Đáng nói, Trần Nhân Tông chính là 1 thiền sư của Phật giáo Việt Nam thời trung đại, ông là người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm - dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế.

Ông nhường ngôi năm 35 tuổi sau 15 trị vì và đi tu sau đó trở thành phái phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trần Nhân Tông lấy pháp danh là Hương Vân Đại Đầu đà và tu hành theo thập nhị đầu-đà (mười hai điều khổ hạnh). Nhà vua còn có đạo hiệu là Trúc lâm đại đầu đà hay Trúc Lâm đại sĩ.

Phái Trúc Lâm do ông khởi xướng không kêu gọi tín đồ lìa bỏ cuộc sống trần tục, không ép xác khổ hạnh mà đề cao nhân nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo, không phân biệt giàu nghèo cũng như đề cao việc luôn nhớ đến cội nguồn. Trần Nhân Tông qua đời tại am Ngọa Vân, trên núi Yên Tử ( ngày nay là Đông Triều, Quảng Ninh).

Ông được xem là triết gia lớn của phật học. Lý thuyết của phái Trúc Lâm do ông khởi xướng là không kêu gọi tín đồ lìa bỏ cuộc sống trần tục, không ép xác khổ hạnh mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo, không phân biệt giàu sang, luôn luôn nhớ đến cội nguồn. Trần Nhân Tông qua đời năm 1308 tại am Ngọa Vân, trên núi Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh).

 

 

Trong 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, hai nhân vật nào có mối quan hệ cha - con rể?

Trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc của Việt Nam có 1 chi tiết về quan hệ của hai vị Vua khiến nhiều người không khỏi thích thú