Hàng không - Vũ trụ

Người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ, được Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động là ai?

Người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ, được Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động là ai?

Mọi người thường nhắc đến người đầu tiên bay vào vũ trụ là phi hành gia người Nga Yuri Gagarin mà quên đi rằng người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ cũng có sự nghiệp ấn tượng không kém. Bà là Valentina Tereshkova sinh năm 1937, xuất thân trong một gia đình thuần nông ở miền trung nước Nga, lại mồ côi cha khi mới 2 tuổi, bà cùng anh chị em của mình do 1 tay mẹ nuôi nấng. Ngay từ khi còn nhỏ, đã làm rất nhiều việc để đỡ đần gia đình như làm công nhân dệt may, công nhân lắp ráp nhà máy. Dù gia cảnh khó khăn nhưng bà lại rất thông minh và có niềm đam mê mãnh liệt với bộ môn nhảy dù, thích khám phá hàng không. Sau khi tham gia Đoàn Thanh niên vào năm 1959, bà nhanh chóng trở thành một vận động viên nhảy dù xuất sắc và đây chính là lợi thế để bà trở thành phi hành gia sau này. 

Được biết, sau khi người đầu tiên bay vào vào vũ trụ (12/4/1961) là Gagarin có một chuyến du hành thành công thì nước Nga tiếp tục tuyển chọn 1 nữ phi hành gia cho chuyến đi tiếp theo. Có rất nhiều yêu cầu khắt khe được đưa ra và nhảy dù là điều kiện quan trọng trong đó. Thực hiện 120 lần nhảy dù thành công, vượt qua 400 ứng viên tham gia, Tereshkova đã gây ấn tượng mạnh mẽ và trở thành người được chọn. Sau quá trình huấn luyện thể chất và tâm lý nghiêm ngặt (mô phỏng không gian không trọng lực, huấn luyện sinh tồn, kỹ thuật điều hướng tàu vũ trụ, kiến thức thiên văn học), bà đã chính thức bước chân lên con tàu vũ trụ Vostok 6 vào ngày 16/6/1963 và được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.

Valentina Tereshkova cùng con tàu huyền thoại Vostok 6

Không thua kém Gagarin, Tereshkova đã bay vòng quanh Trái đất 48 lần trong 3 ngày với tổng lộ trình gần 2,5 triệu km, đồng thời tiến hành một loạt các thí nghiệm khoa học, 1 trong số đó là thí nghiệm kiểm tra tác động của tình trạng không trọng lượng đối với cơ thể con người. Thế nhưng, suốt hơn nửa thập kỷ, người ta chỉ ca ngợi những thành công vĩ đại của Tereshkova mà không biết rằng bà từng rơi vào tình huống thập tử nhất sinh trong chuyến đi này. Tereshkova từng bật mí về sự cối kỹ thuật trên tàu Vostok 6 năm 1963 trước sinh nhật tuổi 70 của mình. Bà kể lại: "Trong chương trình tự động của con tàu đã có một chi tiết không chính xác. Chương trình được lập phải định hướng để tàu bay theo hướng hạ xuống đất, ngược lại nó lại bay theo hướng lên quỹ đạo. Tôi không tiếp giáp được với mặt đất mà mỗi vòng bay, con tàu lại cách xa dần mặt đất". May mắn là vào ngày thứ 2, các nhà khoa học đưa số liệu mới vào chương trình bay giúp chỉnh sửa lại quỹ đạo bay của con tàu, nữ phi hành gia đã an toàn trở về mặt đất. 

Bà Valentina Tereshkova đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng ngay từ khi còn trẻ

Kể từ chuyến bay lịch sử, Valentina Tereshkova đã có nhiều cống hiến cho ngành hàng không vũ trụ của Nga nói riêng và thế giới nói chung. Do đó bà được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô khi mới 26 tuổi. Cuộc đời của bà như bước sang trang mới khi tốt nghiệp xuất sắc và trở thành giáo sư tại Học viện Kỹ thuật Không quân mang tên Zhukovsky. Tereshkova là người phụ nữ Liên Xô đầu tiên được phong hàm Thiếu tướng không quân, trở thành thành viên của Đội du hành vũ trụ (1962-1997). Năm 1979, Tereshkova được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong chuyến thăm Việt Nam với cương vị Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Liên Xô. Nữ phi hành gia còn từng là thành viên của Hội đồng Hòa bình thế giới, được Liên Hợp Quốc tặng Huy chương Hòa bình. Thậm chí, một vinh dự to lớn của Valentina Tereshkova chính là tên bà được đặt cho một ngọn núi lửa trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh cùng nhiều tuyến phố trong và ngoài nước Nga.

Valentina Tereshkova hiện nay vẫn sống khỏe mạnh và tiếp tục cống hiến cho Tổ quốc với vai trò thành viên Duma Quốc gia - Quốc hội Nga (từ năm 2011 đến nay). 

 

Danh tính vị vua phát hành tiền giấy đầu tiên của Việt Nam: Sáng kiến vượt thời đại bị ‘hắt hủi’

Vị vua này là vị vua đầu tiên cho sản xuất tiền giấy thay thế cho tiền đồng, thế nhưng sau 7 năm phát hành, tiền giấy của ông vẫn bị dân chúng ‘hắt hủi’, né tránh.