Khoa học thưởng thức

Siêu đập Tam Hiệp và âm mưu khống chế châu Á của Trung Quốc: Việt Nam bị đe dọa bởi 'vũ khí nước'

Siêu đập Tam Hiệp và âm mưu khống chế châu Á của Trung Quốc: Việt Nam bị đe dọa bởi 'vũ khí nước'
  • Đập Tam Hiệp và nguy cơ sinh thái nghiêm trọng: Trung Quốc đang lừa dối thế giới?
  • Bí mật đằng sau cách tàu thuyền vượt qua siêu đập Tam Hiệp: Quá nhiều tranh cãi
  • Chiêm ngưỡng siêu xe 'cực chất' của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
  • Tổng thống Pháp cương quyết hủy dự án tỉ USD của Trung Quốc gần Paris

Tờ Nikkei Asian Review của Nhật Bản đăng tải một bài phân tích của giáo sư Ấn Độ Brahma Chellaney có tựa đề “Trung Quốc biến nguồn nước thành vũ khí, gây thêm hạn hán ở châu Á” đề cập đến việc xây đạp vô tội vạ của Trung Quốc.

Siêu đập Tam Hiệp và âm mưu khống chế châu Á của Trung Quốc
Trung Quốc với âm mưu vũ khí hóa nguồn nước

Trong khi đó, châu Á hiện đang là châu lục khô nhất thế giới dựa trên lượng nước bình quân đầu người. Điểm mâu thuẫn là, châu Á vẫn đang xây dựng đập và đóng góp tới 25.000 con đập trên toàn thế giới. Đây là khu vực căng thẳng nhất trong vấn đề xây đập.

Giải quyết được vấn đề này cần phải có sự đồng hành của Trung Quốc nhưng dường như đó là điều bất khả thi.

Nhờ cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc là đất nước sở hữu vị trí đầu nguồn các con sông nhiều nhất thế giới và kiểm soát nguồn nước bằng cách xây đập, “vũ khí hóa” nguồn nước.

Siêu đập Tam Hiệp và âm mưu khống chế châu Á của Trung Quốc
Đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới

Đập Tam Hiệp xây dựng được Trung Quốc ca ngợi là kỳ quan kiến trúc vĩ đại nhất kể từ khi xây dựng Vạn Lý Trường Thành lại không được sử dụng sản phẩm điện mà chỉ gây lãng phí và ô nhiễm.

Tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, lượng điện bỏ không thậm chí còn gấp đôi lượng tiêu thụ điện của toàn Thái Lan. Sắp tới, Bắc Kinh còn dự kiến xây dựng đập mới, có công trình trên con sông cao nhất thế giới Brahmaputra công suất gấp đôi đập Tam Hiệp.

Hệ lụy là, mực nước của Mêkong – giá trị sống của Đông Nam Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong 100 năm qua. Hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều vùng rộng lớn, từ Australia cho đến bán đảo Ấn Độ. 

Siêu đập Tam Hiệp và âm mưu khống chế châu Á của Trung Quốc
Sơ đồ những thủy điện lớn nhất trên sông Mêkong

Nhà tư tưởng chiến lược Brahma Chellaney đánh giá, nếu Trung Quốc không từ bỏ cách tiếp cận, triển vọng cho một trật tự dựa trên quy tắc tại châu Á có thể bị diệt vong mãi mãi.

Giám đốc chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ ông Brian Eyler suy luận, trong khoảng 3 thập kỷ tới, Trung Quốc có thể đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt do băng tan trên dãy Himalaya sẽ cạn dần. Tuy nhiên, Trung Quốc phủ nhận mối quan hệ giữa các con đập và tình trạng hạn hán.

Siêu đập Tam Hiệp và âm mưu khống chế châu Á của Trung Quốc
Hạn hán nặng nề tại Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019

Là một trong những nước bị ảnh hưởng trực tiếp, mùa hè năm 2019 tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đã chứng kiến tình trạng hạn hán nặng. Tuy nhiên, khi đó Trung Quốc đã giữ lại nước ở đập Cảnh Hồng, thay vì xả nước cứu hạn. Ước tính cứ mỗi mét nước biển dâng sẽ làm mất 30% đất. 

Việc Trung Quốc xây đập tích nước không chỉ khiến Việt Nam bị hạn hán, tình trạng xâm nhập mặn trở nên trầm trọng mà còn rất nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng đến Việt Nam. Các đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong để lại hai hệ lụy chính, đó là Việt Nam bị thiếu phù sa, nhất là nhóm phù sa thô (như cát), đồng thời làm thay đổi chế độ thủy văn ở hạ nguồn.

Siêu đập Tam Hiệp và âm mưu khống chế châu Á của Trung Quốc
Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng rất lớn từ việc Trung Quốc xây đập tích nước

Chuyện nước về sớm, về muộn ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Theo đó, nước lên lúc nào, rút lúc nào tạo ra nhịp sinh học hàng hàng ngàn năm nay, cứ tới mùa nước về là nhiều loài cá di cư, đẻ trứng... Nhưng khi thủy điện thay đổi quy luật đó, nhiều loài không thích nghi được dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng.

Nhiều ý kiến của các nhà khoa học cho rằng việc Trung Quốc ồ ạt xây dựng thủy điện để phục vụ mục đích kiếm năng lượng rất nhỏ mà mục tiêu thực sự là giữ nước ở thượng nguồn, từ đó gây áp lực về nhiều mặt lên các nước ở hạ lưu.

 

Đập Tam Hiệp và nguy cơ sinh thái nghiêm trọng: Trung Quốc đang lừa dối thế giới?

(Techz.vn) Trước tình trạng thảm họa, ô nhiễm ở Đập Tam Hiệp, chính quyền Trung Quốc thừa nhận có nhiều vấn đề khẩn cấp cần giải quyết về môi trường, sinh thái và đã quá muộn để sửa chữa.