Đời sống

Sai lầm của Thái Bạch Kim Tinh khi để Tôn Ngộ Không làm điều này trong Tây Du Ký: Đã được an bài?

Sai lầm của Thái Bạch Kim Tinh khi để Tôn Ngộ Không làm điều này trong Tây Du Ký: Đã được an bài?

 

Trong nguyên tác của Ngô Thừa  Ân, Tôn Ngộ Không sinh ra đã có bản tính ngang tàng, bướng bỉnh. Đây được xem là điều dễ hiểu bởi, đại Thánh được sinh ra nhờ hấp thụ tinh hoa của trời đất. Hơn nữa, nước Ngao Lai thuộc Đông Thắng Thần Châu nơi Tôn Ngộ Không ra đời dịch ra theo tiếng Trung Quốc có nghĩa là ngông cuồng, kiêu ngạo. Dường như chính tất cả những yếu tố này ngầm xác nhận bản tính của Tôn Ngộ Không ‘vốn sẵn tính trời’.

Còn nhớ, lúc Ngộ Không tìm được Thủy Liêm Động - một việc làm làm chẳng mấy to tát nhưng đã kêu đàn khỉ quanh mình tôn làm Mỹ Hầu Vương. Thêm nữa, khi lên tới Thiên Đình làm quan nhưng vì chức nhỏ không xứng với mình nên bỏ xuống Hoa Quả Sơn và tự xưng mình là Tề Thiên Đại Thánh. Đỉnh điểm nhất là cuồng vọng đến mức đòi đuổi cả Ngọc Hoàng đi. 

Ai ai cũng biết Tôn Ngộ Không bất trị, ngông cuồng. Thế nhưng Thái Bạch Kim Tinh vì bản tính hiền hậu, chủ tâm dạy dỗ bằng đạo lý nên bỏ qua để rồi kiến nghị với Ngọc Hoàng mời Thạch Hầu lên trời giữ chức quan nhỏ là Bật Mã Ôn để tiện bề cai quản.

Tuy nhiên, có vẻ những sự việc xảy ra sau đó nằm ngoài dự liệu của Thái Bạch Kim Tinh. Do suốt ngày nhàn rỗi vô sự nên Tôn Ngộ Không chỉ dành thời gian dạo chơi khắp nơi và quậy quá. “Gặp Tam Thanh thì kêu bằng tướng công, thấy Tứ Ðế thì chào rằng Bệ Hạ! Còn Cửu Diện là chín sao Bắc đẩu, năm tướng Ngũ phương, bốn vị Thiên vương, Nhị thập bát tú, Lục đinh, Lục giáp, năm ông Ngũ lão, các vị thiên thần đều quen biết, thì kêu bằng anh em!”

Việc làm của Tôn Ngộ Không khiến rất nhiều vị thần thần tiên khác “chướng tai gai mắt”, đến nỗi Hứa Tinh Dương chân nhân đã phải bẩm báo với Ngọc Hoàng rằng:

“Bẩm Ngọc Hoàng, tên Tề Thiên Đại Thánh suốt ngày nhàn rỗi vô sự chỉ vui chơi, đến đâu y cũng kết giao bạn bè, cứ lâu dài như vậy thì e rằng y sẽ sinh sự. Chẳng bằng hãy để cho y làm một chút việc gì đó để tránh cho y gây ra nhiều việc rắc rối.”

Kế sách của Hứa Tinh Dương chân nhân mong Tôn Ngộ Không thay đổi, “tu chí” làm những việc đúng đắn là không sai. Tuy nhiên, xét về tiêu chuẩn thì Đại Thánh chưa đủ cái tâm. Mỗi cảnh giới đều có yêu cầu khác nhau. Vì vậy, ngay từ đầu tâm tính chưa đạt tiêu chuẩn thì không thể lên được, việc Thái Bạch Kim Tinh “hồ đồ” đưa Ngộ Không lên trời là một sai lầm tối nghiêm trọng.

Mặc dù sức mạnh của Tôn Ngộ Không thì chẳng ai bàn cãi, do Thiên địa hóa dục mà thành, căn cơ rất cao. Thế nhưng, khi ở với Bồ Đề Tổ Sư quá trình tu luyện tâm tính chưa thực sự khiến Đại Thánh thay đổi. Vì vậy, với tâm tính có hạn (bản tính hoang dã chưa qua rèn luyện) của mình, còn nhớ, Thạch Hầu đã phá vườn đào, ăn trộm nhân sâm ngàn năm, uống trộm rượu, ăn trộm linh đan, xóa trắng sổ sinh tử, cuối cùng dẫn đến việc đại náo Thiên cung, mười vạn thiên binh thiên tướng cũng không bắt được Ngộ Không.

Được biết, tương truyền trong vũ trụ có một phép tắc đó là: “Năng lực của một sinh mệnh và cảnh giới (tâm tính) của sinh mệnh đó là tương phụ tương thành với nhau.”

Câu này giải nghĩa ra sẽ hiểu như sau: Một người xấu sẽ không được có năng lực quá cao để phá hoại trật tự thế giới, nếu không hiểm họa sẽ khôn lường. Trường hợp của Tôn Ngộ Không lúc này cũng tương tự. Việc Mỹ Hầu Vương đại náo Thiên Cung chính là một bài học cho con người thấy, tại sao một sinh mệnh có nhận thức thấp không nên sở hữu năng lực lớn, nếu không hậu quả sẽ không thể tưởng tượng nổi.

Đó là vừa gây nguy hiểm cho người khác, mà còn gây nguy hiểm cho chính mình. Điển hình mà chúng ta thấy trong truyện là sau khi Ngộ Không nhảy ra khỏi lò Bát Quái liền đạp đổ lò luyện đan, khiến những mảnh vỡ còn dư hỏa sau khi rơi xuống hạ giới đã biến cả một vùng núi rộng lớn màu mỡ thành Hỏa Diệm Sơn nóng bỏng, khô hạn. Chính bởi vậy nên sau này trên đường phù tá Đường Tăng thỉnh kinh, Ngộ Không phải vượt qua được kiếp nạn này mới đi được tiếp. 

Dù cho việc Thái Bạch Kim Tinh đưa Tôn Ngộ Không lên trời để ‘dạy dỗ’ là một nghiêm trọng nhưng không ai trách phạt ông cả. Có lẽ hết thảy mọi việc đều đã nằm trong an bài. Việc Tôn Ngộ Không đến đại náo Thiên Cung được phật tổ an bài chính là để các Thần hoàn trả nợ này, ngoài ra thông qua việc đó để đến thu phục (kết duyên) với Tôn Ngộ Không. 

Chẳng bao lâu sau, một Mỹ Hầu Vương ngang tàng, ngông cuồng phải hoàn trả nợ nghiệp và trừ bỏ bớt ma tính bằng cách bị đè dưới núi Ngũ Hành Sơn 500 năm. Đồng thời, thời điểm mà Tôn Ngộ Không hết nợ nghiệp này thì cũng chính là lúc Đường Tăng được sinh ra. Định mệnh đã sắp xếp an bài, khéo léo khi cho Tôn Ngộ Không sẽ phải nhận một người trần mắt thịt, bình thường, không có năng lực gì như Tam Tạng làm sư phụ – âu cũng chính là để Ngộ Không bỏ tâm kiêu ngạo cùng các nhân tâm xấu tính khác đi, từ đó đắc được chính quả.

 

 

Sự thật về Trư Bát Giới mà hàng triệu người xem Tây Du Ký không hay biết: Vô dụng chỉ là vỏ bọc!

Trái với vẻ ngoài lười biếng, vô dụng, hở một chút ra đòi chia hành lý, ít ai biết rằng Trư Bát Giới thực tế lại là một “thiên tài ẩn dật”, hiếm khi phô bày toàn bộ sức mạnh thật của mình.