Khám phá mới

Rùng mình trước địa cung biết "ăn thịt người" của Tần Thủy Hoàng

Rùng mình trước địa cung biết

Trải qua nhiều triều đại, có nhiều vị vua đã bỏ ra không ít nhân lực, tài lực để xây dựng lăm tẩm, địa cung cho mình. Để ngăn chặn những kẻ có dã tâm đối với những ngôi mộ cổ này, người xưa đã bố trí nhiều loại bẫy, ám khí trong huyệt mộ.

Mộ của Tần thủy Hoàng là một trong những ngôi mộ được trang bị các ám khí như nỏ để trừng trị những kẻ có ý đồ xâm nhập.

14aaa

Mục “Tần Thủy Hoàng bản kỷ” trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên có ghi chép: “Khi Tần Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai người đào núi Ly Sơn.

Đến khi thôn tính được thiên hạ, ông tiếp tục cho 70 vạn người đến xây lăng mộ, đào ba con suối, đưa đồng nung vào làm quách. Những đồ quý báu từ các cung điện và những món đồ được cống tặng, tất cả đều được đưa xuống địa cung cất giữ. Sau đó, Tần vương lại sai thợ làm máy bắn tên, cứ có ai đào lên và đến gần là bắn.”

Việc bố trí bẫy nỏ trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cụ thể ra sao, cho tới ngày nay vẫn chưa có cách nào xác định. Tuy nhiên thông qua khai quật đường hầm binh mã, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra loại nỏ làm từ chất liệu gỗ “Chá” (gỗ dâu) lấy từ Nam Sơn. Loại vũ khí này là "kình nỏ" (siêu nỏ), sở hữu tính năng và lực sát thương rất mạnh. Theo ước tính của các học giả, loại nỏ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có tầm bắn lớn hơn 800 mét, sức căng lên tới hơn 350kg và tự động vận hành.

Vì trong lăng Tần Thủy Hoàng có giấu một lượng lớn các loại trân kỳ dị bảo quý giá, nên ở ngay trên cánh cửa và lối vào đều bố trí nỏ. Nếu có kẻ xâm nhập mộ huyệt, khi tiến vào sẽ không tránh khỏi việc dẫm lên các nút khởi động nỏ, sau đó rơi vào tầm bắn xạ kích.

Rung-minh-truoc-dia-cung-biet-an-thit-nguoi-cua-Tan-Thuy-Hoang_2 (1)

Cách làm này sau đó được các đời sau kế thừa, áp dụng trong việc xây dựng lăng mộ các thời Hán, Đường và được tiếp tục nghiên cứu, phát triển thành tua bin trong quan tài để phục kích đạo chích. Các tua bin này được lắp đặt ở vách quan tài, vận hành giống như ròng rọc hiện đại.

Nắp quan tài có dây thừng gắn với ròng rọc. Các ròng rọc này lại liên kết với hệ thống cung có tên tẩm độc. Nếu có kẻ phá quan tài, dây thừng thông qua tua bin sẽ khởi động cung để bắn kẻ xâm nhập.

Mặc dù hệ thống bẫy được bố trí công phu, nhưng nếu kẻ trộm nắm được động cơ hoạt động sẽ có thể tìm cách phá giải và xâm nhập mộ huyệt. Xét thấy cung, nỏ khi bắn sẽ có một giới hạn nhất định, nên các triều đại sau đó đã phát minh ra kiểu bẫy liên hoàn.

Rung-minh-truoc-dia-cung-biet-an-thit-nguoi-cua-Tan-Thuy-Hoang_3

Rung-minh-truoc-dia-cung-biet-an-thit-nguoi-cua-Tan-Thuy-Hoang_4

Kiểu bẫy liên hoàn này dùng một cái hố sâu tầm 3 mét, độ rộng hẹp tùy vào quy mộ lăng mộ. Phía dưới hố có cắm các lưỡi dao dài chừng 10cm, bên trên có tấm ván gỗ, ở giữa có trục, mặt dưới còn treo một số vật nhỏ có cùng trọng lượng. Bề mặt trên hố rất bằng phẳng, được che đậy cẩn thận.

Rung-minh-truoc-dia-cung-biet-an-thit-nguoi-cua-Tan-Thuy-Hoang_5 (1)

Nếu kẻ trộm mộ bước lên ván gỗ, phiến gỗ sẽ nhanh chóng lật, làm kẻ đó rơi xuống hố đao phía dưới. Những lưỡi đao này sẽ xuyên qua lục phủ ngũ tạng, khiến kẻ này không còn khả năng sống sót.

 

Lâm Khánh Chi bức xúc lên tiếng về câu chuyện cô bé thuộc cộng đồng LGBT bị từ chối nhận gạo

(Techz.vn) - “2kg gạo mà cứ ngỡ 2 tấn gạo”, rất nhiều nghệ sĩ Việt đã bức xúc lên tiếng khi biết câu chuyện cô bé bị từ chối nhận gạo ở cây ATM gạo chỉ vì vẻ bề ngoài “không nghèo”.