Khám phá mới

‘Quái vật’ dị hợm nhất vũ trụ bị NASA bắt quả tang khi đang nuốt cả cụm thiên hà

‘Quái vật’ dị hợm nhất vũ trụ bị NASA bắt quả tang khi đang nuốt cả cụm thiên hà

Mới đây theo tờ Space đưa tin, đài quan sát tia X Chandra của cơ quan NASA đã “bắt tại trận” được chiếc đuôi dài 1,5 triệu năm ánh sáng của con quái vật vũ trụ khiến dân tình choáng váng. Theo đó, “chiếc đuôi” dài 1,5 triệu năm ánh sáng này phá mọi kỷ lục vũ trụ, đồng thời tiết lộ cách một tập hợp thiên hà "quái vật" có thể phát triển với sự phàm ăn đến kinh ngạc.

oh3-1686470116.jpg
 

NASA mô tả con “quái vật” thiên hà này là Cụm Coma khổng lồ, nó nằm cách Trái đất khoảng 340 triệu năm ánh sáng và khẳng định đây là một trong những cụm thiên hà lớn nhất mà nhân loại từng khám phá.

oh2-1686470116.jpg
 

Cụm Coma chưa khoảng 1.000 thiên hà riêng lẻ, nó sẽ phát triển dần dần cho khi một nhóm thiên hà NGC 4839 rơi vào nó với tốc độ khoảng 4,8 triệu km/giờ, tức gấp 4.000 lần tốc độ âm thanh. Và đặc biệt, nếu “zoom in” lên thì NGC 4839 chứa khoảng 50 thiên hà riêng lẻ, dù vậy nó vẫn không cách nào cưỡng lại lực hấp dẫn từ Cụm Coma quá lớn bên cạnh.

oh1-1686470116.jpg
 

Theo hình chụp lại,  cụm Coma đang bắt đầu nuốt chửng con mồi bằng cách tước bỏ lớp vỏ khí của NGC 4839 bằng chính khí nóng dồi dào rồi tạo ra dòng phản lực khổng lồ là chiếc đuôi dài 1,5 triệu năm ánh sáng mà Chandra đã của NASA đã nắm bắt được. Theo dự đoán của cơ quan NASA, ngọn lửa hình chiếc đuôi này sẽ bị trộn lẫn vào bể chứa khí khổng lồ của Coma và nguội đi đến mức không nhìn thấy được trong tương lai.

 

Điều khiển máy lạnh có một nút nhỏ, bấm nhầm sẽ khó chịu vô cùng trong ngày nắng nóng

Người sử dụng lạnh cần chú ý khi sử dụng để tránh bấm nhầm một nút trên điều khiển có thể gây khó chịu cho dù đã để nhiệt độ thấp.