Khám phá mới

Những bí mật 'kinh rợn' trong Tử Cấm Thành, ai ai cũng khiếp vía

Những bí mật 'kinh rợn' trong Tử Cấm Thành, ai ai cũng khiếp vía

Tử Cấm Thành rộng lớn với 9999 phòng, cón ố 9 được xem là con số may mắn của người Trung Quốc. Đây là nơi ở của 24 vị hoàng đế, gồm 14 hoàng đế triều Minh và 10 hoàng đế triều Thanh.

Tử Cấm Thành có hơn 1 triệu hiện vật quý giá. Để bảo vệ những hiện vật đó không bị quân Nhật làm hư hại hay lấy đi mất, Trung Quốc đã chuyển số cổ vật đó đến 3 địa điểm khác nhau trong năm 1933. Số cổ vật đó đã ở nơi mới trong khoảng 12 năm trước khi được đem trở lại Tử Cấm Thành.

Bí ẩn lãnh cung trong Tử Cấm Thành

Vào thời Minh, Thanh, bất kể là hoàng hậu hay phi tần đều có nguy cơ bị thất sủng và giam vào trong cung cấm chờ chết nếu làm bậc thiên tử phật lòng. Noi đó được gọi là lãnh cung.

Bởi vậy, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi “lãnh cung” trong Tử Cấm Thành thực chất nằm ở đâu? Có học giả cho rằng, lãnh cung thực chất là một nơi không cố định, dùng làm nơi giam cầm các Vương phi, hoàng tử. Lại có quan điểm cho rằng, cung Càn Thanh và cung Trường Xuân chính là chốn bí ẩn này.

su-that-rung-ron-ve-chon-lanh-cung-ben-trong-tu-cam-thanh-04eefe

Vào cuối triều Minh, Thành Phi Lý thị - một “bóng hồng” của Thiên Khải hoàng đế vì đắc tội với thái giám “quái thai” Ngụy Trung Hiền nên bị đuổi từ cung Trường Xuân sang cung Càn Tây tại phía Tây Ngự Hoa Viên.

Bà phải chịu kiếp đơn côi, tủi nhục trong suốt bốn năm tại đây. Ngoài Lý thị, còn có ba người nữa như Định Phi, Khác Tần... cũng bị giam cầm tại nơi này. Vì vậy, Càn Tây chính là “lãnh cung” thời bấy giờ.

Theo lời kể của thái giám, vào những năm Quang Tự triều Thanh, trước khi bị Từ Hy thái hậu đẩy xuống giếng sâu, Trân Phi đã bị Lão Phật Gia giam cầm tại Bắc Tam Sở, phía Bắc Cảnh Kỳ Các.

Kỳ án đạo sĩ trà trộn vào cung thông dâm với cung nữ

tu-cam-thanh-nhung-bi-an7-phunutoday_vn

Vào triều Minh, rất nhiều hoàng đế tôn sùng đạo giáo vì thế xã hội có rất nhiều đạo sỹ. Có một số đạo sỹ đã tận dụng được khe hở này và tìm cách trà trộn vào cung. Vào năm thứ 12 đời Minh Hiến Tông (tức năm 1476), có một yêu đạo tên Lý Tử Long đã dùng bàng môn tà đạo mê hoặc mọi người. Không hiểu ông ta đã giảng giải gì mà đám thái giám và cung nữ đều tôn ông ta như thần minh thánh sống nên thường tìm cách dẫn ông ta vào cung chơi.

Thậm chí đám thái giám còn cả gan dẫn ông ta lên vãn cảnh núi Vạn Thọ (nay là Cảnh Sơn). Lúc bấy giờ, trong cung có một cung nữ vì mơ muốn được hoàng thượng lâm hạnh để mang long thai nên đã mời Lý Tử Long đại sư đến làm phép. Sau khi ông ta giả thần giả quỷ đã thông dâm với cung nữ này. Việc này cứ diễn ra trong cung mà không ai biết cho mãi đến khi tên yêu đạo bị cấm vệ quân bắt được. Ông ta cùng với rất nhiều thái giám đã bị chặt đầu bêu trước đông người làm gương.

Việc này khiến Minh Hiến Tông cảm thấy hoang mang lo sợ cho sự an nguy của hoàng cung. Ông ta cảm thấy lực lượng cấm vệ quân và lực lượng tuần tra của Đông Xưởng không đủ nên đã cho thiết lập Tây Xưởng. Đồng thời cắt cử thái giám thân cận Uông Trực thống lĩnh Tây Xưởng. Cũng chính vì thế mà tên thái giám Uông Trực này đã làm náo loạn triều cương.

Bí ẩn các hồn ma trong Tử Cấm Thành

Không chỉ giới hoàng tộc, Tử Cấm Thành còn là nơi sinh sống của nhiều phi tần và người hầu, những người sẵn sàng phản bội, hãm hại nhau để tranh giành địa vị, quyền lực. Đã có hàng nghìn người bị giết hại trong thời gian phục dịch, sinh sống ở đây. Với lịch sử “đẫm máu” như vậy, không lạ khi có nhiều người đang làm việc ở Tử Cấm Thành cho rằng từng nhìn thấy các hồn ma lởn vởn trong hoàng cung.

tu-cam-thanh-nhung-bi-an2-phunutoday_vn

“Bóng ma điên nhảy múa” trong điện Thái Hòa

Mùng 8/7/1905 tức năm thứ 31 Quang Tự, khi một đội tuần tra đi tuần tam điện thì phát hiện ra song cửa sổ hướng Đông tại gian phía Tây của điện Thái Hòa bị rơi ra. Khi dừng chân lắng nghe thì thấy rõ có tiếng người. Bọn họ lập tức bẩm báo lên trên. Đại thần tổng quản phủ nội vụ đã dẫn theo một đội kỵ binh bao vây điện Thái Hòa.

tu-cam-thanh-nhung-bi-an1-phunutoday_vn

Khi mở được khóa cửa chính của điện thì thấy một người đang nhảy múa trong điện. Sau khi bắt giữ khám xét người này, quan binh thu được một con dao ngắn, một con dao nhỏ, một hầu bao bên trong đựng hai hộp diêm, 9 đồng tiền đồng, một tờ ngân phiếu, 760 văn tiền mặt, một tấm vải bọc màu vàng bên trong có miếng ngọc thạch bị sứt một miếng, một dây đai bằng vải màu tro, một cái áo khoác ngắn màu trắng bạc, một cái tẩu thuốc không có thân, một cây quạt, một điếu bát, một miếng đá màu tím và một chiếc khăn mùi xoa hoa tím.

Sau khi thẩm vấn, anh ta khai tên là Giả Vạn Hải, 29 tuổi người huyện Đại Hưng ngoại thành Bắc Kinh. Tiếp tục tra hỏi thấy người này có nhiều biểu hiện thần kinh không bình thường. Sau khi bẩm báo lên Từ Hy thái hậu và hoàng đế Quang Tự thì giao cho hình bộ tiếp tục điều tra thẩm vấn. Suốt quá trình thẩm vấn và điều tra, Giả Vạn Hải ánh mặt ngây dại, lời nói thì luyên thuyên thiếu logic, dấu hiệu bị điên. Sau một tháng điều tra xét hỏi vẫn không thu được kết quả khả quan gì cuối cùng anh ta bị treo cổ chết.

 

'Căn bệnh thần kinh truyền kiếp' đeo bám các đời Hoàng đế Trung Hoa

(Techz.vn) - Theo các tư liệu lịch sử, hầu hết các hoàng đế Trung Hoa đều mắc bệnh thần kinh trong quá trình tại vị. Người ta vẫn thường ví “sướng như vua”, vậy tại sao lại có chuyện này?