Nhịp sống số

MHI và ITB hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất điện sạch

MHI và ITB hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất điện sạch

MHI và ITB đã và đang tiến hành nghiên cứu chung về nhiều giải pháp năng lượng sạch để giúp Indonesia đạt được quá trình khử cacbon. Là một phần của sáng kiến đang diễn ra đó, nghiên cứu mới này sẽ áp dụng kiến thức chuyên môn của ITB trong kỹ thuật phản ứng hóa học nhằm tối ưu hóa phát điện bằng cách sử dụng nhiên liệu amoniac.

Sau khi hoàn thành đợt chạy thử để chứng minh hiệu quả với tuabin khí H-25 của MHI, các đối tác Nghiên cứu và Phát triển của dự án sẽ tiếp tục tích cực tìm cách áp dụng công nghệ sản xuất điện bằng khí amoniac ở Indonesia cho mục đích thương mại.

Vào năm 2020, MHI và ITB đã ký kết một biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác nghiên cứu các giải pháp năng lượng sạch thế hệ tiếp theo và phân tích dữ liệu lớn liên quan đến các nhà máy điện. Vào tháng 2 năm 2022, MHI và ITB đã đồng ý gia hạn Biên bản ghi nhớ này thêm 5 năm, từ đó tiếp tục mối quan hệ hợp tác để phát triển các công nghệ giúp đẩy nhanh quá trình khử cacbon ở Indonesia.

Giờ đây, cũng theo Biên bản ghi nhớ này, hợp tác Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sản xuất điện bằng khí đốt amoniac sẽ được tiến hành tại các cơ sở của ITB, với ba mục tiêu bao trùm là: thúc đẩy phát triển công nghệ giữa Nhật Bản và Indonesia; đẩy mạnh trao đổi công nghệ và nhân sự với các nhà giáo dục và thành viên nhóm nghiên cứu của ITB; và tăng cường việc áp dụng năng lượng sạch tại Indonesia.

Lễ ký kết thỏa thuận mới này đã diễn ra ở Tokyo vào ngày 26 tháng 9 tại Hội nghị Bộ trưởng Đối tác Tăng trưởng Xanh Châu Á lần thứ 2 (AGGPM) dưới sự bảo trợ của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI). Phó Hiệu trưởng của ITB, Giáo sư I Gede Wenten, đã chia sẻ suy nghĩ của mình về cam kết hợp tác mới này: “Chuyển đổi năng lượng đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu, và về lâu dài, sẽ tác động đến việc giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu hoặc biến đổi khí hậu.

Dự án hợp tác này giữa ITB và MHI tập trung vào nghiên cứu sử dụng NH3 trong sản xuất điện. Sử dụng loại khí này nhiều hơn sẽ giúp giảm thiểu nhu cầu sử dụng than. Về lâu dài, việc sản xuất NH3 hy vọng sẽ có thể tạo ra nhiều NH3 xanh sử dụng năng lượng tái tạo. Tôi hy vọng dự án hợp tác Nghiên cứu và Phát triển này sẽ có tác động tích cực đến nỗ lực chuyển đổi năng lượng bền vững.”

Junichiro Masada, Thành viên Cấp cao và Tổng Giám đốc Cấp cao của Bộ phận Chuyển đổi Năng lượng của MHI, bày tỏ sự kỳ vọng tích cực của mình đối với dự án này: “Bằng cách kết hợp năng lực công nghệ sâu rộng của MHI trong sản xuất điện với chuyên môn sâu và kiến thức uyên thâm của ITB về các điều kiện ở Indonesia, tôi tin tưởng rằng dự án hợp tác này sẽ tạo ra một công trình nghiên cứu thực sự sáng tạo trong công nghệ năng lượng sạch. Sự hợp tác chặt chẽ với ITB chắc chắn sẽ đưa ra những ý tưởng mới và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng ở Indonesia”.

Theo Biên bản ghi nhớ năm 2020 nhằm mục tiêu khử cacbon trong lĩnh vực năng lượng của Indonesia được ký kết giữa MHI và ITB - tổ chức đã đào tạo ra nhiều thành viên ưu tú hoạt động trong công tác chính phủ, trong lĩnh vực học thuật và tài chính của Indonesia, hai bên đã cùng thực hiện các nghiên cứu khả thi, không chỉ về các nguồn năng lượng mới nổi như hydro và amoniac, mà còn về hệ thống kiểm soát chất lượng không khí (AQCS) và các giải pháp lưới điện siêu nhỏ (microgrid).

Để đào tạo những kỹ sư đóng góp cho tương lai của Indonesia, MHI và ITB cũng đã tiến hành các bài giảng chung về nhiều chủ đề, từ phân tích dữ liệu lớn đến năng lượng sinh khối, hệ thống chu trình hỗn hợp khí hóa than tích hợp (IGCC), sử dụng hydro và phát triển AQCS.

Biên bản ghi nhớ mới được ký kết vào thời điểm Indonesia đang tăng cường nỗ lực khử cacbon trong lĩnh vực năng lượng, thể hiện qua các cam kết được công bố chính thức là quốc gia này sẽ đạt mức sử dụng năng lượng tái tạo là 23% vào năm 2025, và giảm lượng khí thải nhà kính xuống còn 29% vào năm 2030.

Trong tương lai, cùng với sự hỗ trợ từ thương hiệu giải pháp điện Mitsubishi Power của mình, MHI mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển khoa học và công nghệ của Indonesia, cũng như ổn định nguồn cung cấp điện và bảo vệ môi trường tại quốc gia này.

 

Keppel, MHI và DNV ký Thỏa thuận tìm hiểu khả năng sử dụng tuabin khí đốt

(Techz.vn) Trong Biên bản ghi nhớ (MoU) được ký ngày hôm qua, Keppel New Energy Pte Ltd - một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Keppel Infrastructure, Mitsubishi Heavy Industries, Ltd. (MHI) và DNV - một công ty độc lập, chuyên về năng lượng trên toàn cầu và là nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm chất lượng, đã công bố mối quan hệ hợp tác chiến lược để tìm hiểu về tính khả thi cũng như triển khai một tuabin khí đốt amoniac trên đảo Jurong, Singapore.