Khám phá mới

Hé lộ nơi đầu tiên có điện ở Việt Nam: Không phải Hà Nội hay Sài Gòn, là cái tên không ai ngờ đến

Hé lộ nơi đầu tiên có điện ở Việt Nam: Không phải Hà Nội hay Sài Gòn, là cái tên không ai ngờ đến

Ngày nay, điện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chẳng thế mà thời gian qua, khi miền Bắc bước vào thời kỳ cao điểm thiếu điện, phải cắt điện luân phiên, không ít người “kêu trời” vì quá nhiều bất tiện. Đã bao giờ bạn tò mò, đâu là nơi đầu tiên ở Việt Nam có điện?

Trong cuốn “Những bài khảo cứu của giáo sư Hoàng Xuân Hãn”, vào thế kỷ 20, Hà Nội được cho là nơi đầu tiên ở châu Á có điện thắp sáng đường phố. Tuy nhiên, trong cuốn “Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu” của PGS.TS Trần Hữu Quang thì Hà Nội hay Sài Gòn đều không phải nơi đầu tiên có điện. Thành phố có niềm vinh hạnh đó chính là Hải Phòng. Sau khi thành phố hoa phượng đỏ có đèn điện chiếu sáng vào năm 1892, Hà Nội và Sài Gòn mới lần lượt có.

Cuốn "Lịch sử Công Thương Việt Nam 1945-2010" cho biết, Hải Phòng đã xây dựng nhà máy điện nhiệt than đầu tiên của xứ Đông Dương, có tên Nhà Đèn Vườn Hoa, công suất 750 kW vào tháng 4/1892, sau đó 2 năm thì nhà máy này đi vào hoạt động. Trong khi đó, tháng 12/1892 Hà Nội mới xây dựng nhà máy điện và cũng phải mất 3 năm sau mới có thể đi vào hoạt động. Dựa vào các dữ liệu đó mà nhiều người tin rằng Hải Phòng là nơi đầu tiên có điện ở Việt Nam.

noi-dau-tien-co-dien-o-viet-nam-1-1687924799.jpg
 

Theo tìm hiểu, đèn điện lần đầu xuất hiện ở Việt Nam khi ông Paul Doumer giữ chức toàn quyền Đông Dương. Paul Doumer có nhiệm kỳ từ tháng 6/1931 – tháng 5/1932.

Các nhà sử học còn đánh giá chuyện Hải Phòng có điện thắp sáng vào thời điểm đó là điều rất đáng kinh ngạc. Bởi ngay cả Paris tráng lệ cũng chỉ dám dùng điện thắp sáng một số trung tâm hành chính, điện vô cùng đắt đỏ và hiếm hoi. Vậy tại sao Hải Phòng lại được chọn mà không phải là thành phố nào khác?

noi-dau-tien-co-dien-o-viet-nam-3-1687924799.jpg
 

Đầu tiên, phải điểm qua lịch sử hình thành của thành phố Hải Phòng. Năm 1887, Pháp đã thành lập tỉnh Hải Phòng và 1 năm sau là thành phố Hải Phòng. Họ đầu tư vào nơi này, xem đây là thủ đô về kinh tế của Bắc Kỳ. Pháp biến một làng chài nhỏ tại Hải Phòng thành cảng biển lớn nhất miền Bắc nước ta, làm đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm công nghiệp lớn của Đông Dương.

Liên tiếp sau đó là xây dựng đường sắt nối Hà Nội – Hải Phòng, hàng loạt công ty chế tạo cơ khí, sửa chữa, đóng tàu, luyện kim, sản xuất rượu bia… ra đời. Tất cả các hoạt động của Hải Phòng đều cần đến điện năng.

noi-dau-tien-co-dien-o-viet-nam-2-1687924799.jpg
 

Thứ hai, Hải Phòng ở gần Quảng Ninh nên có nguồn cung cấp than ổn định. Việc chuyển than từ Hòn Gai (Quảng Ninh) về Hải Phòng theo đường thủy là rất thuận tiện.

Sự khởi đầu thuận lợi ở Hải Phòng đã mở ra thời kỳ mới cho ngành điện lực của Việt Nam. Người Pháp sau đó đã giao cho các công ty tư nhân phát triển và kinh doanh điện năng.

 

Thí sinh thi đại học nhiều nhất việt nam, 18 lần trốn gia đình đi thi vì lời hứa 'lạ' với bạn gái cũ

Một người đàn ông đã có 18 lần đi thi đại học vì muốn giữ lời hứa với cô bạn gái cũ. Anh không thể nhớ hết mình thi đỗ vào bao nhiêu trường, tốn kém bao nhiêu chi phí cho “lời hứa” đặc biệt này.