Khám phá mới

Cây cầu độc nhất vô nhị trong lịch sử Việt Nam, được xem là điều thần kỳ khiến cả thế giới kinh ngạc

Cây cầu độc nhất vô nhị trong lịch sử Việt Nam, được xem là điều thần kỳ khiến cả thế giới kinh ngạc

Phim hành động phương Tây hay có những thước phim mạo hiểm như đi trên dây. Trong xiếc, màn trình diễn tương tự cũng rất hút khán giả. Ở Việt Nam, điều phi thường như vậy đã từng diễn ra mà không có đồ bảo hộ hay thiết bị hỗ trợ gì. Không chỉ vậy, đi trên dây khi đó cũng chẳng phải trình diễn cho ai xem mà là để phục vụ công tác vận tải trong chiến tranh chống Mỹ.

cau-day-cap-4
Ảnh minh họa

Năm 1965, Trung tướng Đinh Đức Thiện với cương vị là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần đã được Bộ Quốc phòng cử sang Trung Quốc công tác. Tại đây, ông được đưa đi tham quan cầu dây cáp của nước bạn. Nó gọi là cây cầu nhưng chỉ đơn giản là dây cáp bắc từ núi này sang núi kia, xuất hiện vào thời kỳ chống Nhật.

Sau khi về nước, ông Đinh Đức Thiện đã đưa công trình đó trình lên Viện Kỹ thuật Giao thông. Thời điểm đó nhiều đơn vị uy tín cùng bắt tay nghiên cứu, đáng kể như cả 4 trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Thế rồi phương pháp vận tải độc lạ bằng những cây cầu cáp chính thức xuất hiện tại chiến trường trên tuyến đường Trường Sơn.

cau-day-cap-1
Ảnh tư liệu

Người đầu tiên lái xe trên dây cáp là ông Nguyễn Trọng Quyến – khi đó đang là giáo viên của khoa xe máy trường sĩ quan hậu cần. Nơi đầu tiên họ thử nghiệm là khu vực cầu Diễn, trên 2 bờ sông Nhuệ.

Ông Quyến kể lại với báo chí rằng trụ bê tông được máy đóng xuống khoảng 5 – 6m rồi dùng tời buộc cáp. Cáp phải là loại to như cổ tay, được chăng từ bờ sông bên này qua bờ bên kia, có độ võng nhất định theo đúng tính toán của các kỹ sư. Chiếc xe tải của Liên Xô được ông Quyến lái, chạy bằng bánh puli trên cáp, thoạt trông giống hệt tàu hỏa chạy trên đường ray. Những tưởng có bánh puli rồi thì xe chỉ việc trượt là sang được bờ bên kia, nhưng thật ra cây cầu dây cáp này đánh võng rất ghê, việc di chuyển không hề đơn giản.

Tháng 6/1965, buổi thử nghiệm cuối cùng diễn ra ở Canh Diễn, cách cầu Diễn 1km trên sông Nhuệ. Lần này Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông lúc bấy giờ là ông Phan Trọng Tuệ, cùng các thành viên trong Hội đồng chính phủ, thủ trưởng các Bộ cũng có mặt.

Đi được ¼ quãng đường dây cáp thì ông Quyến và phụ xe là Nguyễn Văn Xây thấy không ổn. Dù thấy phất cờ ra lệnh phải nhảy, nhưng cả hai không kịp nhảy mà rơi cùng xe xuống sông. May mắn cho họ là cửa xe đóng kín nên nước chỉ phun vào từ từ. Lúc sau áp suất cabin cân bằng với áp suất nước bên ngoài, họ đạp cửa phi ra.

cau-day-cap-2
Ảnh tư liệu

Hóa ra thất bại lần đó không phải do ông Quyến lái kém mà vì trụ bê tông bị lún nghiêng do mưa, xe đi qua lại gặp gió, không chịu được tải trọng nên dây chùng, rơi nhanh.

Cuối cùng, 11/11/1965, cuộc thử nghiệm mang tính quyết định diễn ra và thành công mỹ mãn. Chính phủ quyết định cho lắp đặt cầu dây cáp để ô tô chạy bằng puli đi qua. Cây cầu dây cáp đầu tiên nằm ở Km 0 (Đắc Krông, Quảng Trị). Thế rồi lần lượt những cây cầu tương tự có mặt trên khắp tuyến đường Trường Sơn. Nhờ nó mà công việc vận chuyển trang thiết bị, quân tư trang từ hậu phương vào chiến trường thuận lợi hơn. Sau này nói về cầu dây cáp, hay những chuyến xe tải đi trên dây của người Việt Nam, thế giới vẫn không khỏi kinh ngạc và nể phục.

 

Con sông nội địa dài nhất Việt Nam, có hơn 20 công trình thủy điện, nằm ở vị trí vô cùng quan trọng

Con sông nội địa dài nhất Việt Nam nằm ở vị trí vô cùng đắc địa cho việc phát triển thủy điện, kinh tế, du lịch.