Đời sống

Những danh tướng xuất sắc trong lịch sử của Việt Nam, có người được cả thế giới tôn trọng

Những danh tướng xuất sắc trong lịch sử của Việt Nam, có người được cả thế giới tôn trọng

Với bề dày lịch sử, nước ta có nhiều vị tướng giỏi, đánh lui quân xâm lược, có những vị tướng chưa từng bại trận và thậm chí được thế giới ngưỡng mộ.

Ngô Quyền

Ngô Quyền (897-944), ông là người làng Đường Lâm nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Cha của ông là Ngô Mân từng giữ chức Châu mục Đường Lâm. TỪ khi còn nhỏ Ngô Quyền đã có tình yêu thương đất nước và quê hương của mình.

Năm 937, Kiều Công Tiễn ám sát Dương Đình Nghệ, khi nghe tin Ngô Quyền ngay lập tức chỉ huy quân đội tiến ra đánh Kiều Công Tiễn. Khiếp sợ trước uy lực của Ngô Quyền, Kiều Công Tiễn đành phải cầu cứu nhà Nam Hán. Đến năm 938 Ngô Quyền đem quân ra đánh Đại La, giết Kiều Công Tiễn.

Ông còn từng lãnh đạo quân ta đánh quân Nam Hán trên Sông Bạch Đằng. Theo những gì được kể lại Ngô Quyền lãnh đạo quân ta nhân lúc thủy triều xuống đem cọc xuống xuống lòng sông, sau đó khi quân địch sa vào trận thế của ta, Ngô Quyền cùng toàn quân toàn dân đã đánh địch tan tác.

Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt (1019-1105) quê tại Thái Hòa, thành Thăng Long Hà Nội. Ông từ xưa đã nổi tiếng vì sự chăm học, tìm tòi nghiên cứu, tập luyện võ thuật. Ông được bổ nhiệm làm quan theo hầu vua Lý Thái Tông vào năm 1942. Qua 3 đời vua, Lý Thường Kiệt là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đem quân Bắc phạt.

Dựa theo những ghi chép lịch sử, ông có tư tưởng và lối suy nghĩ rất khác biệt, ông không chịu ngồi im chờ giặc tới mà chủ động tiến tới tìm giặc, phá tan đội hình chính. Ông từng chỉ huy quân đội tới chiếm căn cứ của giắc và phá tan những vị trí tập kết quân xâm lược.

Tháng 4/1076, Lý Thường Kiệt rút quân về lập phòng tuyến sông Cầu, tại sông Như Nguyệt, trong lúc cấp bách ông đã sáng tác ra bài thơ ‘Nam Quốc sơn hà’ nhằm cổ vũ tinh thần toàn dân.

Trần Hưng Đạo

Tên thật của ông là Trần Quốc Tuấn, ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông. Trần Quốc Tuấn sinh ra tại làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh. Có nhiều tài liệu cho thấy ông sinh năm 1228, cũng có tài liệu ghi ông sinh năm 1230.

Ông có tài lãnh đạo quân sự, 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công nước ta, ông đều được vua Trần cử làm tướng đánh trả. Dưới tài lãnh đạo thông minh ông cùng quân dân đã đánh đuổi giặc ra khỏi nước.

Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5.9.1300), thọ 74 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.

Quang Trung

Nguyễn Huệ (1753 - 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương. Ông là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc.

Ông được đánh giá là người có tài lĩnh quân sự xuất sắc, ông từng cùng hai người em của mình lão đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn chấm dứt nội chiến Trịnh - Nguyễn. Nguyên Huệ còn đánh bại các cuộc xâm lược từ giặc ngoại xâm. Lịch sử ghi nhận Quang Trung chưa từng thất bại trong trận chiến nào, ông được xem như là một người hùng của đất nước nhưng lại ra đi quá sớm.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013), ông sinh ra tại làng An Xá, nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước. Ông học giỏi, sớm được cha mẹ giáo dục về lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược. 

Năm 1948 ông trở thành Đại Tướng, Tổng Tư lệnh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Với khả năng lãnh đạo quân sự tài ba của mình, ông như một chủ lực tạo nên nhiều chiến công hiển hách cho quân và dân ta.

Điển hình nhất là trận Phai Khắt - Nà Ngần, chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975. Cũng từ đó, ông trở thành vị tướng huyền thoại trong lòng nhân dân Việt Nam.