Đời sống

Danh tính bậc kỳ tài là 'cha đẻ’ 2 biểu tượng văn hóa – kiến trúc của Hà Nội, từng dạy học cho vua

Danh tính bậc kỳ tài là 'cha đẻ’ 2 biểu tượng văn hóa – kiến trúc của Hà Nội, từng dạy học cho vua

Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), húy là Định, sau đổi thành Siêu, tên tự là Tốn Ban, hiệu là Phương Đình. Ông là con của thầy đồ nghèo, quê gốc ở làng Lủ, huyện Thanh Trì (nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội). Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, ham học hỏi. Năm 12 tuổi đã tự làm 1 bức hoành phi và 1 câu đối dán ở buồng học.

Năm 26 tuổi, Nguyễn Văn Siêu đỗ cử nhân thứ 2 trong khoa thi Hương (1825). Năm ông 39 tuổi, đỗ phó bảng khoa thi Hội (năm 1838). Lúc này, ông được triều đình nhà Nguyễn giao giữ chức Kiểm thảo ở Hàn Lâm Viện, sau thăng lên Nội các, kiêm chức Thị giảng phụ trách việc dạy dỗ các hoàng tử Hồng Bảo, Hồng Nhậm (sau này là vua Tự Đức). Theo tài liệu, Nguyễn Văn Siêu tài trí hơn người nhưng chữ viết rất xấu, Vua Tự Đức còn từng làm thơ đùa về việc viết chữ xấu của thầy dạy học mình.

bak1

Ảnh vẽ chân dung Nguyễn Văn Siêu (Sưu tầm).

Nguyễn Văn Siêu làm quan qua 3 triều vua : Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đều được các vua trọng dụng, tin tưởng. Thời làm quan ở triều của vua Minh Mạng, Nguyễn Văn Siêu đã được vua rất yêu quý, chỉ chưa đầy 1 năm sau khi bước vào quan trường ng được vua thăng làm Lễ bộ chủ sự. Dù phẩm hàm còn thấp, Nguyễn Văn Siêu vẫn được đặc cách làm Phó chủ khảo trường thi Thừa Thiên.

Dưới thời vua Tự Đức (tức Thái tử Hồng Nhậm, trị vì năm 1847-1883), Nguyễn Văn Siêu tiếp tục được tin tưởng, trọng dụng. Vua thăng ông lên làm Thị độc học sĩ, cho đi sứ nhà Thanh để học hỏi nhiều điều, sau về lại thăng chức Tập hiền viện học sinh, Kinh diên khởi cư chú. Năm 1851, Nguyễn Văn Siêu được bổ nhiệm làm Án sát tỉnh Hà Tĩnh, là chức quan phụ trách án tụng của tỉnh này.

1 (3)

Nguyễn Văn Siêu và tháp bút trên hình một con tem nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông.

Sau thời gian làm quan ở Hà Tĩnh, Nguyễn Văn Siêu được đổi về làm Án sát tỉnh Hưng Yên. Khi thấy nhiều cảnh ngược tai, trái mắt chốn quan trường, ông đã xin cáo quan về quê dạy học, biên soạn sách vở và sáng tác văn chương. Nguyễn Văn Siêu nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực từ văn học, sử học, địa lý, triết học... và để lại nhiều tài liệu cho đời sau.

Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu đã lên ý tưởng và cho xây dựng cầu Thê Húc, tháp Bút ở khu vực Hồ Gươm, tu sửa đền Ngọc Sơn. Tháp Bút cao 4m với đỉnh là một ngòi bút lông dựng ngược, trên thân ba tầng có khắc ba chữ Tả thanh thiên (viết lên trời xanh) của Nguyễn Văn Siêu. Cây cầu dẫn vào đền Ngọc Sơn gồm 15 nhịp, 32 chân gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, được đặt tên là Thê Húc với nghĩa ngưng tụ hào quang.

cau-the-huc (10)_1676479397

Cầu Thê Húc ở Thủ đô Hà Nội ngày nay. 

640px-ThapButHG

Tháp Bút.

Ngày nay, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là 2 biểu tượng văn hóa – kiến trúc đặc trưng của thủ đô Hà Nội. Với việc đóng góp những công lao to lớn của Nguyễn Văn Siêu, tên của ông được đặt cho nhiều đường phố ở quận trung tâm của 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Nhiều trường học cũng đặt theo tên ông.

 

Vị vua Việt Nam đầu tiên đưa toán học vào thi cử : Khiến người đời tranh cãi, trị vì trong 7 năm ngắn ngủi

Ông được xem là nhà cải cách giáo dục, là vị vua đầu tiên dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi. Nhưng ông cũng là người từng bước đưa triều đại mình cai trị bị diệt vong.