Đời sống

Ai được mệnh danh là 'Nhà văn của mọi lứa tuổi', người mở đường cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam?

Ai được mệnh danh là 'Nhà văn của mọi lứa tuổi', người mở đường cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam?

Ông có một lượng tác phẩm đồ sộ gắn với nhiều độc giả ở nhiều lứa tuổi như Dế mèn phiêu lưu ký, Đám cưới chuột, Ông Trạng Chuối…

Tô Hoài (1920 - 2014) tên thật là Nguyễn Sen, người làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ông là một nhà văn lớn của Việt Nam, được mệnh danh là "người chắp cánh cho những ước mơ tuổi thơ". Ông nổi tiếng với những tác phẩm viết cho thiếu nhi như "Dế mèn phiêu lưu ký", "O chuột", "Quê mẹ", Chuyện nỏ thần, Nhà Chử, Trê và Cóc, Ông Trạng Chuối, Chiếc xe bí mật, Hoa Sơn, Con gà lờ đờ...

nh-avan-to-hoai-1-8798-1404703952-1707030895.jpg
 

Ngoài những tác phẩm viết cho thiếu nhi, Tô Hoài còn có loạt tác phẩm với nội dung đa dạng như: Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Miền Tây... Ông viết về những người anh hùng dân tộc thiểu số dũng cảm, thủy chung sắt son, hiến dâng cuộc đời mình cho đất nước, quê hương: Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Kim Đồng, Giàng A Thào, Vừ A Dính...

Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Tô Hoài còn đạt được thành tựu đặc sắc ở thể ký. Nhiều tác phẩm ký của ông xuất hiện sau những chuyến đi về các miền đất như Nhật ký vùng cao, Lên Sùng Đô... hay tới thăm nước bạn như: Tôi thăm Campuchia, Thành phố Lê-nin, Hoa hồng vàng song cửa...

van-sy-to-hoai-1707030969.jpg
 

Trong số các tác phẩm của Tô Hoài, “Dế mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm nổi tiếng nhất, được dịch ra nhiều thức tiếng và được xuất bản ở nhiều quốc gia trên thế giới. "Vợ chồng A Phủ" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm này đã được dựng thành phim và được nhiều người yêu thích.

unnamed-1707030895.png
 

Với những tác phẩm để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc và những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền văn học nước nhà, Tô Hoài đã đạt nhiều giải thưởng sáng tác như Giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1956 với tập “Truyện Tây Bắc”; Giải A - Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội năm 1970 với tiểu thuyết “Quê nhà”; Giải thưởng của Hội Nhà văn Á - Phi năm 1970 với tiểu thuyết “Miền Tây”; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt 1, năm 1996 và Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2010.