Đời sống

Vị chúa Trịnh đầu tiên và quyền lực nhất trong lịch sử, được các sử gia ví là Tào Tháo của Việt Nam

Vị chúa Trịnh đầu tiên và quyền lực nhất trong lịch sử, được các sử gia ví là Tào Tháo của Việt Nam

Trịnh Tùng sinh năm 1550 tại Thanh Hóa, là con trai thứ của Trịnh Kiểm - người mở đầu sự nghiệp kiểm soát quyền lực thời Lê trung hưng (từ thế kỷ 16 -18) cho gia tộc họ Trịnh. 

Vi-chua-trinh-dau-tien-va-quyen-luc-nhat-trong-lich-su-duoc-ca-su-gia-vi-la-tao-thao-cua-viet-nam-4
Tranh vẽ chúa Trịnh Tùng 

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, từ mùa đông năm 1569, Trịnh Kiểm già yếu, có biểu xin trí sĩ, Lê Anh Tông có chiếu cho con trưởng là Tuấn Đức hầu Trịnh Cối giữ binh quyền. Ngày 24 tháng 3 năm 1570, Trịnh Kiểm bệnh nặng rồi mất, nhà vua dùng Trịnh Cối lên thay, quản lĩnh quân đội.

Tuy nhiên, Trịnh Cối lại “buông thả mình trong tửu sắc, ngày càng rông rỡ kiêu ngạo, không thương gì đến quân lính” nên quan quân ép Trịnh Tùng dấy binh lật đổ anh trai, đoạt lấy binh quyền Nam triều.

Cùng năm 1570, Trịnh Tùng được vua Lê Anh Tông sắc phong làm Trưởng quận công, tiết chế các dinh thủy bộ, cầm quân đánh giặc. Tuy nhiên, đến năm 1573, ông lật đổ vua Lê Anh Tông và đưa vua nhỏ Lê Thế Tông lên làm vua bù nhìn, bản thân nắm hết quân quốc đại sự. 

Vi-chua-trinh-dau-tien-va-quyen-luc-nhat-trong-lich-su-duoc-ca-su-gia-vi-la-tao-thao-cua-viet-nam-1
Chúa Trịnh lật đổ vua Lê Anh Tông và đưa vua nhỏ Lê Thế Tông lên làm vua bù nhìn

Đến năm 1592, Trịnh Tùng xuất quân bắc phạt, giành lại Đông Đô từ tay nhà Mạc, hoàn thành sự nghiệp trung hưng triều Lê. Tháng 4/1599, vua Lê Thế Tông hạ chiếu phong Trịnh Tùng làm Đô nguyên suý tổng quốc chính thượng phụ Bình An vương, là chức quan cao nhất trong triều, chỉ đứng sau vua. 

Ông lại cho xây phủ chúa ở ngay bên cạnh triều đình vua Lê. Từ đó phủ chúa trở thành nơi bàn định công việc của đất nước, còn triều đình chỉ còn là hư danh. Thậm chí, vua Lê chỉ có 5000 lính túc vệ, thu thuế 1000 xã để chi dụng. Còn những việc đặt quan, thu thuế, bắt lính, trị dân, đều thuộc về quyền họ Trịnh cả. Chỉ khi nào thiết triều hay là tiếp sứ thì mới cần đến vua.

Uy quyền họ Trịnh bấy giờ rất vững mạnh nhưng Trịnh Tùng vẫn không dám cướp ngôi vua. Bởi lẽ ở phía Bắc sợ có nhà Minh sinh sự, lại có họ Mạc còn giữ đất Cao Bằng nên nếu chiếm ngôi thì e quân nghịch nổi lên lấy phù Lê thảo Trịnh làm cớ.Từ đó sự nghiệp của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài chính thức bắt đầu.

Đến ngày 12/10/1599, Lê Thế Tông qua đời, Trịnh Tùng bàn với các quan rằng thái tử không thông minh mẫn tiệp, bèn lập con thứ là Duy Tân. Ngày 15/10/1599, Duy Tân (tức là Lê Kính Tông) lên nối ngôi, thiết lập phủ chúa tại thành Đông Kinh, chính thức mở ra cơ đồ 200 năm của họ Trịnh. 

Mùa hạ năm 1619, Lê Kính Tông thấy Trịnh Tùng quá chuyên quyền nên không chịu được. Biết con thứ của Trịnh Tùng là Trịnh Xuân tranh ngôi với Trịnh Tráng, nên nhà vua bàn mưu với Xuân giết chúa, rồi quyền bính sau này sẽ trao cho Trịnh Xuân.

Vi-chua-trinh-dau-tien-va-quyen-luc-nhat-trong-lich-su-duoc-ca-su-gia-vi-la-tao-thao-cua-viet-nam-6
Tranh vẽ vua Lê Kính Tông

Sau đó, Trịnh Xuân nghe tin Trịnh Tùng sẽ ra bến Đông Hà xem đua thuyền, bèn sai thuộc hạ là Văn Đốc đặt địa lôi và phục súng ở cạnh ngã ba đường. Quả nhiên chúa có đến lầu ở bờ sông và khi về thường chúa cưỡi voi. Tuy nhiên, hôm ấy, chúa thấy trong lòng không yên nên cho voi ngựa và nghi vệ đi trước, còn tự mình ngồi kiệu đi sau. 

Đến chỗ ngã ba, có tiếng súng nổ, bắn gãy cây lọng tía. Trịnh Tùng vội sai nghi vệ truy bắt, thì bắt được Văn Đốc cùng đồ đảng, đem về phủ tra hỏi, y khai ra nhà vua cùng Vạn quận công (Trịnh Xuân). Ngay lập tức, Trịnh Tùng sai Trấn quận công Trịnh Lâm và Nhạc quận công Bùi Sĩ Lâm vào điện xét hỏi tả hữu, thì biết hết sự việc.

Tiếp đến, Trịnh Tùng ngự ra phủ đường, tập hợp bách quan, thân bưng mâm vàng trầu cau bước ra, cùng triều thần luận tội. Nguyễn Danh Thế, Lê Bật Tứ, Nguyễn Duy Thì đều đề nghị xử tử Trịnh Xuân. Trịnh Tùng nghe lời, lệnh bắt Trịnh Xuân, bãi hết quan tước, binh quyền, giam vào nội phủ và cho giết cả bọn Văn Đốc. 

Không chỉ thế, ông ép Lê Kính Tông phải thắt cổ tự vẫn rồi vẫn cho mai táng theo lễ thiên tử nhưng không đưa vào thờ ở thái miếu mà lập một điện riêng để thờ cúng, dâng thuỵ là "Giản Huy Đế" táng ở lăng Bố Vệ. Đến năm 1631 mới dâng miếu hiệu là Kính Tông. Năm 1620 thì Trịnh Xuân được thả ra, nắm lại binh quyền.

Tại thời điểm đấy, hoàng hậu là con gái của chúa, trong tôn tộc còn có cháu đích của Anh Tông, con Bản quốc công Lê Bách là Cường quận công Lê Duy Trụ lấy con gái của thế tử Tráng, cũng có ý muốn lên ngôi. Trịnh Tùng nghe lời con gái, bèn lập con Lê Kính Tông là hoàng tử Lê Duy Kì năm đó 13 tuổi nối ngôi, là Lê Thần Tông.

Bốn năm sau, Trịnh Tùng bị bệnh nặng; Trịnh Xuân lại nổi loạn song nhanh chóng bị diệt. Trịnh Tùng qua đời trong cùng năm đó, ngôi chúa được truyền cho con trai thứ hai là Trịnh Tráng.

 

5 danh tướng lẫy lừng lịch sử Việt Nam, được cả thế giới ghi nhận: Có 1 vị tướng chưa từng bại trận

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã ‘sản sinh’ ra nhiều vị tướng giỏi giang, nhận được sự ngưỡng mộ của cả thế giới. Điển hình nhất là Quang Trung, một vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc, nhà cai trị tài ba, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.