Nóng: Ukraine đối diện tình trạng nguy cấp trong cuộc xung đột với Nga khi lệnh ngừng bắn kết thúc
Sau khi lệnh ngừng bắn 3 ngày do Tổng thống Putin đề xuất kết thúc, Ukraine đối diện với tình trạng khá nghiêm trọng trong cuộc xung đột với Nga.
Hiện tại, Ukraine đang phải đối diện với tình trạng khá nguy cấp trong cuộc xung đột với Nga. Theo đó, Kiev đang thiếu hụt nghiêm trọng các hệ thống phòng không tầm xa để bảo vệ các thành phố khỏi tên lửa Nga.

Trước diễn biến trên, Ukraine buộc phải phá hủy kho vũ khí của Nga ngay từ mặt đất, trước khi máy bay ném bom của Moscow có thể phóng chúng đi. Vào ngày 7/5, Kiev đã sử dụng các UAV bay sâu gần 240km vào lãnh thổ Nga và tấn công căn cứ không quân Shaykovka, nơi đặt các oanh tạc cơ Tupolev Tu-22M chuyên được Mosocw dùng để phóng tên lửa hành trình Kh-22.
Theo ảnh vệ tinh từ NASA, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ, ghi nhận rõ các đám cháy bùng lên tại căn cứ không quân Shaykovka, Nga. Trong cùng ngày 7/5, Trung tâm Truyền thông và An ninh Thông tin Chiến lược của Ukraine tuyên bố rằng: “Ngoài các mục tiêu quân sự khác hiện đang cháy ở Nga, căn cứ Shaykovka tại tỉnh Kaluga cũng bị tấn công”.
Được biết, trong vòng 6 tuần qua, Shaykovka đã bị Ukraine tấn công đến 2 lần. Trước đó, vào ngày 31/3, Kiev tuyên bố UAV của nước này cũng đã đánh trúng căn cứ này.
Sau khi phân tích ảnh vệ tinh, nhóm phân tích CyberBoroshno kết luận rằng: “Kết quả đợt tấn công khiến một phòng kỹ thuật dùng để bảo dưỡng và chuẩn bị tên lửa trước khi phóng bị phá hủy, một phòng khác bị hư hại do mảnh đạn”.
Theo tổ chức nghiên cứu Globalsecurity.org của Mỹ, cuộc không kích bằng UAV tuần trước của Ukraine dường như cũng theo chiến thuật tương tự. Bởi lẽ, tên lửa Kh-22 nặng 6 tấn - loại vũ khí đã có từ cuối thập niên 1960 - đặc biệt dễ tổn thương trước mảnh đạn.
“Tên lửa Kh-22 sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, với thùng chứa phải được nạp 3.000 lít nhiên liệu, chủ yếu là heptyl không đối xứng và axit nitric đậm đặc”, tổ chức nghiên cứu Globalsecurity.org chia sẻ.
Từ những cuộc tấn công vào Shaykovka và kho tên lửa tại đây, có thể thấy Ukraine đang muốn Nga giảm tần suất không kích, từ đó giảm áp lực lên hệ thống phòng không của Kiev.
Vào tháng 4, giới chuyên gia nhận định, Nga có thể tận dụng việc Ukraine thiếu hụt nghiêm trọng các hệ thống phòng không tầm xa để tiến hành thêm các vụ tập kích tên lửa đạn đạo.
Hiện, các hệ thống phòng thủ chủ chốt của Ukraine chỉ có thể bảo vệ một số mục tiêu quan trọng. Theo thông tin tình báo của NATO vào tháng 4, Nga tiếp tục sản xuất số lượng đáng kể tên lửa bất chấp những tuyên bố trước đó rằng Moscow đang cạn kiệt vũ khí.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh các lực lượng vũ trang nước này ngừng bắn trong ba ngày, từ 12 giờ ngày 8/5 đến 12 giờ ngày 11/5 (giờ địa phương). Thời gian ngừng bắn trùng với dịp lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát-xít.

Ngày 10/5, Ukraine đã yêu cầu Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn bắt đầu từ ngày 12/5. Tuy nhiên, đến ngày 11/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phớt lờ yêu cầu này và thay vào đó đề xuất tổ chức đối thoại trực tiếp với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ mà không đề cập đến lệnh ngừng bắn.