Ukraine tiếp tục nhận vũ khí quân sự giữa lúc TT Putin kêu gọi đàm phán, thành viên NATO bị réo rên
Thông tin hai nước thành viên NATO cung cấp vũ khí quân sự cho Ukraine nhận được sự quan tâm từ giới truyền thông.
Theo thông tin từ truyền thông Mỹ, Anh đang cung cấp cho Ukraine các gói vũ khí mồi nhử như các bộ lắp ráp, mô phỏng lại xe tăng, pháo binh và hệ thống phòng nhằm đánh lạc hướng khả năng giám sát và tấn công của Nga.

Được biết, chiến dịch đánh lừa các lực lượng Nga và phóng đại số lượng thiết bị hiện đại của Ukraine trên tiền tuyến đang được điều hành bởi Lực lượng Đặc nhiệm Kindred. Nhóm này bao gồm 20 người trong Bộ Quốc phòng Anh làm việc với các chuyên gia trong ngành.
Theo đó, nhóm này sẽ tạo ra các bản sao thực tế được in trên vật liệu phẳng dựa vào hình ảnh kỹ thuật số của thiết bị. Sau đó, họ sẽ vận chuyển các gói vũ khí mồi nhử đến Ukraine và nhanh chóng lắp ráp gần các khu vực xảy ra xung đột.
Hiện, có một số bản sao được thiết kế giống với các thiết bị như xe tăng Challenger 2 và pháo tự hành AS-90. Đáng nói, cứ 5 chiếc xe thật được gửi đến chiến trường, Ukraine sẽ nhận được tới 30 mồi nhử.
Bà Katerina Chernohorenko - Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine nói rằng, phía Nga cũng liên tục sử dụng các vũ khí mồi nhử, đặc biệt là trong các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Cụ thể, các UAV của Nga mang theo ít chất nổ nhất có thể chủ yếu để đánh lừa hệ thống phòng không và lãng phí đạn dược của Ukraine, vốn đã trong tình trạng thiếu hụt.
Đến nay, Anh đã hỗ trợ quân sự cho Ukraine lên tới 17 tỷ USD. Trước con số này, các quan chức quốc phòng Anh cho rằng quân đội Kiev không sẵn sàng cho một cuộc chiến toàn diện với Nga do nhiều năm thiếu đầu tư và trì hoãn mua sắm.
Bên cạnh Anh, Đức cũng đã được Mỹ phê duyệt để để chuyển giao 100 tên lửa dành cho các hệ thống phòng không Patriot và 125 tên lửa tầm xa cho Ukraine.

Báo New York Times dẫn lời một nguồn tin trong quốc hội Mỹ cho biết, Đức cũng đã nhận được phê duyệt của chính phủ Mỹ để chuyển giao 100 tên lửa dành cho các hệ thống phòng không Patriot và 125 tên lửa tầm xa cho Ukraine.
Điều đáng nói, số vũ khí này được sản xuất trên lãnh thổ Mỹ và vốn không thể bàn giao cho nước thứ ba nếu không có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ.
Vào ngày 11/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề nghị bắt đầu các cuộc đàm phán vô điều kiện với Ukraine ngay ngày 15/5 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Chủ nhân Điện Kremlin cho biết, Moscow “quyết tâm đàm phán nghiêm túc” với Kiev và đặt mục tiêu loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây ra xung đột để đạt được hòa bình lâu dài.

“Chúng tôi đang chuẩn bị đàm phán nghiêm túc với Ukraine. Mục tiêu là loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột và đạt được hòa bình lâu dài theo quan điểm lịch sử”, ông Putin cho biết.