Thủ thuật công nghệ

Giải đáp thắc mắc việc sạc ô tô điện tại nhà sẽ tiết kiệm chi phí hơn khi sạc ở các trạm công cộng

Giải đáp thắc mắc việc sạc ô tô điện tại nhà sẽ tiết kiệm chi phí hơn khi sạc ở các trạm công cộng

Để nắm được chính xác chi phí sạc pin ô tô điện tại nhà so với các trạm sạc công cộng, bạn không nên bỏ qua thông tin trong bài viết dưới đây.

Trên thực tế, việc sạc pin ô tô điện tại nhà giúp chủ xe giảm bớt chi phí và không phải xếp hàng đợi sạc. Tuy nhiên, để có được những thuận tiện này, trước tiên, bạn cần phải đầu tư bộ sạc xe.

Giai-dap-thac-mac-viec-tu-sac-o-to-dien-tai-nha-se-tiet-kiem-chi-phi-hon-khi-sac-o-cac-tram-cong-cong
Ảnh minh họa

Theo đó, bộ sạc xe cấp 1 sẽ bao gồm vật liệu và nhân công, dao động từ 800 USD đến 1.500 USD cho các vị trí bên trong và có thể lên tới 2.500 USD (khoảng 61 triệu đồng) cho các vị trí bên ngoài.

Đối với trường hợp chủ xe hay phải đi xa thì cần sử dụng bộ sạc cấp 2. Để có thể sạc pin thuận tiện, bạn cần mua bảng điều khiển dịch vụ mới cùng với ổ cắm 240 volt với cường độ dòng điện cao hơn. Chi phí này có thể tốn khoảng 1.000 USD – 1.500 USD (khoảng 24,4- 36,6 triệu đồng) hoặc thậm chí nhiều hơn.

Giai-dap-thac-mac-viec-tu-sac-o-to-dien-tai-nha-se-tiet-kiem-chi-phi-hon-khi-sac-o-cac-tram-cong-cong-4

Hơn nữa, nếu lựa chọn sạc pin tại nhà, chủ xe sẽ không được trải nghiệm sạc nhanh DC, cho phép sạc lại ô tô điện 10 - 80% một cách hiệu quả chỉ trong 15 phút.

Dưới đây là cách tính chi phí sạc xe ô điện công cộng mà bạn có thể tham khảo:

- Một số địa điểm sạc xe sẽ tính phí theo phút, một số thì tính phí theo kWh (tức là lượng năng lượng mà xe nhận được).

- Chi phí sạc có thể khác nhau tùy thuộc vào loại ô tô điện, địa điểm và thời tiết. Trường hợp sạc Cấp 2 cho ô tô điện Tesla có chi phí là 15,52 USD (khoảng 389 ngàn đồng) theo Energy Sage.

- Giống như chi phí nhiên liệu, chi phí sạc ô tô điện sẽ thay đổi một cách tự nhiên tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phạm vi di chuyển, hiệu suất, giá điện và vị trí.

- Sạc nhanh bằng dòng điện trực tiếp (DCFC) bỏ qua bộ sạc tích hợp để cung cấp nguồn DC trực tiếp cho pin, cho phép bạn sạc lại EV từ 10 lên 80 chỉ trong 15 phút. Do đó thuận tiện hơn thì sạc DCFC cũng đắt hơn.

Giai-dap-thac-mac-viec-tu-sac-o-to-dien-tai-nha-se-tiet-kiem-chi-phi-hon-khi-sac-o-cac-tram-cong-cong-6

Những lưu ý an toàn đối với thiết bị sạc xe ô tô điện tại nhà:

- Kiểm tra, đảm bảo súng sạc, phích cắm, cáp và hộp điều khiển không có dấu hiệu bất thường như xước, gỉ sét, nứt, vỡ,…

- Tuyệt đối không sử dụng nếu ổ cắm bị hỏng, gỉ sét, nứt vỡ hoặc kết nối lỏng lẻo nhằm tránh hiện tượng chập, cháy, ảnh hưởng đến tuổi thọ của ổ cắm, ắc quy xe. 

- Lưu ý lau thiết bị bằng vải khô, mềm. Không nhúng thiết bị sạc vào nước, tránh để đầu súng sạc tiếp xúc với hơi ẩm, nước đá và các chất lỏng khác.

- Tránh làm sạch bằng các chất tẩy rửa, dung môi như rượu, xăng, axeton, các chất dễ gây ăn mòn, cháy nổ...

- Chỉ sử dụng ổ cắm loại E/F phù hợp với tiêu chuẩn an toàn điện tại Việt Nam. 

- Cần bố trí dây sạc, ổ cắm cách xa nơi đông người qua lại, tích hợp với lưới điện có nối đất thích hợp.

- Lựa chọn vị trí đặt dây cáp phù hợp, nên lựa chọn bề mặt nhẵn, không có vật sắc nhọn như mảnh kính, kim loại,…