Doanh nhân

`Kền kền` George Soros: Từ đứa trẻ tị nạn cho đến nhà đầu tư tài chính vĩ đại bậc nhất thế giới

`Kền kền` George Soros: Từ đứa trẻ tị nạn cho đến nhà đầu tư tài chính vĩ đại bậc nhất thế giới

Georgre Soros - Cái tên huyền thoại trong giới tài chính phố Wall, được coi là nhà đầu tư vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Nhưng để có được những thành tựu to lớn như vậy, Georgre Soros đã phải nỗ lực rất nhiều chứ không phải "ngậm thìa vàng" như nhiều người vẫn nghĩ.

Giành giật sự sống từ nạn diệt chủng

Soros sinh năm 1930, là người Do Thái và lớn lên tại Hungary. Những năm tháng tuổi thơ của ông là gắn liền với thảm họa phát xít Đức tàn phá người Do Thái trong cuộc chiến thế giới thứ hai. Theo đó vào năm 1947, 1 cậu bé nhỏ bắt đầu "một thân một mình" sang London nhập cư, con đường đầy nguy hiểm và chông gai.

Công việc đầu tiên Soros làm là bồi bàn tại một quán ăn nhỏ và gia đình phải phụ thuộc vào trợ cấp xã hội. Với tinh thần ham học, ông đã lấy tiền từ việc đi sơn thuê và hái táo ở trang trại để theo học tại Học viện kinh tế London. Năm 1952, Soros tốt nghiệp đại học và 4 năm sau đó, ông đoàn tụ với gia đình và nhập quốc tịch Mỹ.

Bước ngoặt khiến Geogre Soros trở thành nhà tài chính vĩ đại nhất thế giới

Geogre Soros lập nghiệp chỉ với 5000 USD và chập chững bước vào ngành tài chính đầy may rủi. Nhưng cách làm việc của Soros vô cùng "cá tính", ông quan niệm: "Trong kinh doanh, đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền".

Không biết rằng đúng hay sai, nhưng những điều Soros luôn thuyết phục và khẳng định cho quan điểm đúng đắn của mình. Sau 1 thời gian hoạt động, năm 1973, ông mở Công ty quản lý tài chính Soros với số vốn là 17 triệu đô.

Quan niệm nổi tiếng của George Soros.

Sau 6 năm, Soros tăng ngân sách của mình lên tới 100 triệu đôla. Ông có khả năng phân tích thị trường vô cùng sắc sảo cùng cái đầu nhạy bén đã làm nên thành công. Hơn nữa, chính sự không sợ được mất cũng làm Soros giữ vững phong độ.

Tên tuổi của "kền kền" George Soros còn tạo nên lịch sử với các dấu ấn khó phai. Có thể kể đến thương vụ lịch sử "Ngày thứ 4 đen" của nước Anh. Năm 1992, ông đã táo bạo đặt cược tất cả tài sản của mình vào việc dự đoán bảng Anh sẽ mất giá. Và thực tế diễn ra y như dự đoán của Soros: Đồng Bảng Anh trở nên rớt giá thảm hại, đến mức bị loại khỏi rổ tiền tệ châu Âu. Và thế là ông trả nợ bằng tiền Bảng Anh đã mất giá và thu lợi tới 1 tỷ đôla chỉ trong vòng một tuần!

Đến hiện tại, ông vẫn có ảnh hưởng rất lớn tới giới tài chính phố Wall.

Geogre Soros lại tiếp tục ghi danh là "bậc thầy" của giới tài chính khi vào năm 1997. Tên ông "chễm chệ" trên các tít báo lớn nhất thế giới. Cuộc khủng hoảng từ Thái Lan bắt đầu như "domino" khi thị trường Châu Á bắt đầu tụt dốc thảm hại. Đến tháng 7/1997, cơn bão bắt đầu tràn sang phố Wall, làm dấy lên sự "bán tháo" cổ phiếu Mỹ vào thời điểm đó.

Một lần nữa, Soros lại "đánh" vào đồng tiền của các quốc gia khác, lúc này Đông Nam Á trở thành tầm ngắm. Quỹ đầu cơ của Soros liên tục cáo buộc đã gây áp lực lên các đồng tiền để hưởng lợi trực tiếp. Ngay sau đó, ông phản bác các cáo buộc trên và khẳng định rằng quỹ của ông đơn thuần kiếm lợi từ chính những yếu kém của hệ thống tài chính thế giới mà ai cũng biết.

Chính điều này khiến giới tài chính thế giới khiếp sợ cái tên Geogre Soros. Nhưng thực tế cho thấy, để có những quyết định chính xác như vậy, ông luôn chấp nhận may rủi và không ngại thất bại. Hiện tại, "nhất cử nhất động" của gã tỷ phú này vẫn luôn thu hút giới đầu tư, chính phủ và ngân hàng trung ương của mọi quốc gia trên thế giới.

 

5 sai lầm chết người trong quản lý tài chính cá nhân khiến lương cao đến mấy mãi cùng không giàu

(Techz.vn) Thu nhập là một yếu tố quan trọng quyết định việc làm giàu. Thế nhưng dù lương cao đến mấy mà mắc phải những lỗi sai này cũng sẽ thành "nghèo rớt mồng tơi".