Tablet - Laptop - Máy tính

Intel bắt tay Toshiba phát triển công nghệ PLC, hướng tới SSD dung lượng cao giá rẻ

Intel bắt tay Toshiba phát triển công nghệ PLC, hướng tới SSD dung lượng cao giá rẻ
  • Huawei vẫn sẽ mua chip xử lý của Intel và Qualcomm
  • Apple “dằn mặt” Qualcomm bằng thương vụ tỷ đô với Intel?
  • Intel NUC8i5BEH: Giải pháp nhỏ gọn, tiết kiệm điện cho văn phòng và nhu cầu cá nhân cơ bản
  • Apple chính thức mua lại mảng chip modem dành cho smartphone của Intel

Để hiểu về PLC, chúng ta cần quay ngược lại một chút về kiến trúc của SSD nói chung. Loại đơn giản và rẻ nhất là SLC (Single Layper Cell) cho phép mỗi cell lưu trữ nội dung là 0 hoặc 1, hay còn gọi là 1-bit (mà chúng ta đều hiểu mọi thứ trên máy tính đều được tạo ra từ 2 con số này). SLC nhìn chung đạt được tốc độ cao và tuổi thọ kéo dài, nhưng chi phí sản xuất thì đắt đỏ nên thời gian đầu SSD là món hàng chỉ dành cho người nhiều tiền. 

Sau đó chúng ta có MLC (Multi Layer Cell), TLC (Triple Layer Cell) thường thấy trên dòng Samsung 860 EVo, WD Digital Blue... và QLC (Quadruple Layer Cell) tương thường thấy trên Samsung 860 QVO, Interl 660p... tương đương với việc lưu 2, 3 hoặc 4-bit trên mỗi cell. Và PLC thì cho phép lưu 5-bit trên một cell.

Intel cũng cho biết sự khác biệt của PLC là thiết kế cell dạng floating-gate thường thấy trên SLC thay vì kiểu change-trap, nhằm mục đích tăng cường mật độ cell trên cùng một điện tích vật lý. 

Các SSD phổ biến hiện nay thường dùng kiểu TLC với lớp nhỏ SLC để làm bộ đệm, nhờ đó mà đạt tốc độ cực nhanh với dung lượng lưu trữ khá tốt, miễn là người dùng không chứa đầy dữ liệu bển trong. Các ổ cứng của Samsung thường đạt 520MB mỗi giây với cách này. Song với cách mà Intel và Toshiba mô tả thì nhiều khả năng ổ SSD PLC sẽ không nhanh như vậy.

Dù sao thì việc ra đời PLC cũng giúp cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, tùy theo khả năng tài chính, yêu cầu kỹ thuật mà lựa chọn ổ SSD phù hợp. Tuy nhiên, Intel và Toshiba vẫn chưa cho biết bao giờ có ổ SSD PLC được tung ra thị trường.