Khám phá mới

Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được trao tặng Huân chương Sao Vàng, tên được đặt cho nhiều đường phố

Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được trao tặng Huân chương Sao Vàng, tên được đặt cho nhiều đường phố

Hàng ngàn năm qua, người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn cho thấy tinh thần kiên cường, bất khuất, tài giỏi chẳng thua kém bất cứ ai. Từ ngày Bà Trưng, Bà Triệu khởi nghĩa, đến sau này là các nữ tướng thời phong kiến, nữ chiến sĩ anh hùng trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ… Nếu phải kể tên những tấm gương phụ nữ Việt Nam yêu nước, không biết bao giờ mới có thể liệt kê hết. Nhưng một trong những người nổi bật, được biết đến nhiều chính là người con gái sông Tiền Nguyễn Thị Thập.

ba-nguyen-thi-thap-1
Bà Nguyễn Thị Thập (thứ 2 từ trái sang) trò chuyện thân mật với các đại biểu tại Đại hội phụ nữ lần thứ IV, tháng 3/1974. Ảnh: phunuvietnam.vn

Bà Nguyễn Thị Thập tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Tốt (1908 – 1996), quê ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Bà giác ngộ cách mạng rất sớm, khi chỉ mới 20 tuổi và tham gia hoạt động trong nhiều tổ chức. Trong xuyên suốt quá trình hoạt động, nhà cách mạng này lấy bí danh là Mười Thập.

ba-nguyen-thi-thap-2
 Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập (giữa ảnh hàng trên) trò chuyện với phụ nữ các dân tộc tại Đại hội phụ nữ khu Việt Bắc, năm 1974.. Ảnh tư liệu

Sinh thời, bà Nguyễn Thị Thập đảm nhận nhiều vị trí quan trọng như Bí thư Đảng đoàn phụ nữ Nam Bộ, Hội trưởng Phụ nữ Nam Bộ, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1956 – 1974), thành viên BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam…

ba-nguyen-thi-thap-3
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập đón bà Nguyễn Thị Định, Hội trưởng Hội LHPN GPMN Việt Nam cùng đoàn đại biểu phụ nữ miền Nam ra dự Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ 4 (1974). Ảnh tư liệu

Đáng chú ý, bà Nguyễn Thị Thập chính là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng – Huân chương cao quý nhất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam năm 1985. Bà cò là nữ đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của Tiền Giang tham dự kỳ họp Quốc hội khóa I ở Hà Nội vào năm 1946. Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Thập còn là “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

ba-nguyen-thi-thap-4
Bà Nguyễn Thị Thập và con gái Lê Ngọc Thu, con trai Lê Văn Quang gặp lại nhau sau 14 năm xa cách, tháng 11/1955. Ảnh tư liệu

Cuộc đời, sự nghiệp vẻ vang của bà Nguyễn Thị Thập đã tô sáng thêm cho truyền thống vẻ vang của người phụ nữ Việt Nam. Chính vì thế mà bà luôn được xem như huyền thoại, tấm gương sáng cho các thế hệ phụ nữ nước ta về sau. Hiện tại, tên bà Nguyễn Thị Thập được chọn đặt cho nhiều địa danh ở Việt Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Mỹ Tho đều có đường phố mang tên bà.  

 

Nữ anh hùng Việt Nam gây ấn tượng với thế giới nhờ khả năng vác nặng vượt giới hạn tại chiến trường

Người phụ nữ này đã đi vào lịch sử Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Năm 19 tuổi bà đã làm được điều phi thường, vượt quá giới hạn của con người.