Khám phá mới

Danh tính nhân vật chọn ngày 10/3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương, tiết lộ thân thế cực khủng

Danh tính nhân vật chọn ngày 10/3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương, tiết lộ thân thế cực khủng

Ở Việt Nam, ngày giỗ Tổ Hùng Vương chính là Quốc giỗ, ngày lễ vô cùng quan trọng. Vào ngày hội truyền thống này, người Việt khắp nơi sẽ nhớ về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của các vị Vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm, nổi tiếng trong câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng Ba”.

gio-to-hung-vuong-1
Lễ hội Đền Hùng. Ảnh: Internet

Ngày giỗ Tổ đã có từ rất lâu. “Ngọc phả Hùng Vương” có chép lại rằng, từ thời nhà Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, nhân dân đã đến lễ bái các Vua Hùng. Dân chúng thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh rồi đi lễ, chứ không quy định rõ ngày nào.

Đến năm 1917, dưới thời vua Khải Định, Bộ Lễ đã đề xuất lấy ngày 10/3 âm lịch làm quốc giỗ hàng năm và được thông qua. Người dâng sớ chính là Hữu tuần phủ Phú Thọ - Bùi Ngọc Hoàn. Trong bia “Hùng Vương từ khảo” có chép lại sự kiện này: “Năm Khải Định thứ hai (1917 dương lịch), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã xin Bộ Lễ lấy ngày 10/3 âm lịch làm ngày Quốc giỗ”.

Kể từ đó, 10/3 âm lịch trở thành ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Hiện nay, vào dịp giỗ Tổ, người dân Việt Nam sẽ được nghỉ lễ, tổ chức lễ hội để tưởng nhớ các Vua Hùng.

gio-to-hung-vuong-2
Tượng Vua Hùng. Ảnh: Internet

gio-to-hung-vuong-3
Ngày giỗ Tổ sẽ diễn ra rất nhiều lễ hội, tái hiện lại những phong tục tập quán lâu đời. Ảnh: Internet

Lại nói về vị quan đã chọn ngày 10/3 làm quốc giỗ, Lê Trung Ngọc là nhân vật nổi tiếng thời nhà Nguyễn, đầu thế kỷ 20. Ông là một trong những thành viên sáng lập ra Hội Khai trí tiến đức và Hội Nam kỳ tương tế ở Hà Nội. Lê Trung Ngọc sinh năm 1867 ở Sài Gòn, xuất thân trong một gia đình Nho học. Tuy nhiên ông lại theo tư tưởng phương Tây, học Tây học.

gio-to-hung-vuong-4
Chân dung ông Lê Trung Ngọc. Ảnh tư liệu

Khi ra làm quan dưới chính quyền nhà Nguyễn, Lê Trung Ngọc lần lượt trải qua nhiều chức vị cao. Cuối sự nghiệp, ông là Tổng đốc Tòa Thượng thẩm, Hà Nội.

Sinh thời, khi còn là Tuần phủ Phú Thọ, Lê Trung Ngọc đã có công tu bổ, tôn tạo đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương. Cũng vì thấy người dân đi lễ kéo dài, không có ngày cố định gây lãng phí, tốn kém thời gian và tiền của nên ông quyết định đề xuất chọn ra 1 ngày làm quốc giỗ.

 

Bất ngờ với tấm ‘căn cước công dân’ đầu tiên của lịch sử Việt Nam, ai không có từng bị phạt rất nặng

Ngay từ cuối thế kỷ 18, một loại thẻ bài tương tự căn cước công dân đã có mặt ở Việt Nam. Người dân nếu bị phát hiện không mang nó theo người sẽ bị phạt rất nặng.