Khám phá mới

Bí mật đội quân là biểu tượng sức mạnh bậc nhất sử Việt, kẻ thù thấy từ xa đã bỏ chạy toán loạn

Bí mật đội quân là biểu tượng sức mạnh bậc nhất sử Việt, kẻ thù thấy từ xa đã bỏ chạy toán loạn

Nước ta trải qua quãng thời gian dài giữ nước, chiến đấu với nhiều đội quân hùng mạnh trên thế giới. Bên cạnh nhân lực, chúng ta còn tận dụng vật lực. Nhiều đội quân được tạo thành từ động vật của Việt Nam khiến kẻ địch bất ngờ và mang lại hiệu quả lớn. Đội quân từ động vật đầu tiên xuất hiện có lẽ phải kể đến đội quân voi chiến. Chúng là biểu tượng sức mạnh quân đội thời bấy giờ.

doi-quan-voi-chien-6
Hình minh họa

Kỹ thuật dùng voi chiến ở Việt Nam xuất hiện từ khá sớm. Chúng còn được gọi là tượng binh. Đầu tiên là ở những năm 40, trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh quân Đông Hán. Sau đó đến lượt Bà Triệu cũng sử dụng voi chiến chống quân Ngô (Tam Quốc). Về sau nữa, năm 1789, quân Tây Sơn của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ cũng dùng voi ra trận. Đặc biệt, đội quân voi chiến khi này còn được biến thành những “cỗ xe tăng” sống vô cùng đáng sợ. Trên lưng chúng mang theo đại bác, hỏa pháp.

doi-quan-voi-chien-2
doi-quan-voi-chien-3

Đội quân voi chiến của quân Tây Sơn đánh theo hướng Tây Nam đồn Ngọc Hồi, là vị trí quan trọng với quân địch. 100 con voi chiến được đô đốc Bùi Thị Xuân chỉ đạo, xông vào đồn địch khiến quân Thanh kinh hồn bạt vía. Thậm chí chỉ cần nhìn thấy bóng dáng những con voi to lớn từ xa, chúng đã bỏ chạy toán loạn.

Pháo thủ nhà Tây Sơn đi sau voi chiến, bắt đầu khai hỏa vào địch. Voi nghe động thì cong vòi giữ dây đai vòng trước ức, ghim chắc lại để pháo không bị giật quá mức. Trước sức mạnh khủng khiếp đó, quân nhà Thanh chỉ còn biết bỏ chạy giữ mạng.

doi-quan-voi-chien-4

Đến khi vua Quang Trung mất, các công thần nhà Tây Sơn, trong đó có nữ tướng Bùi Thị Xuân lần lượt bị Nguyễn Ánh hãm hại. Đội tượng binh vẫn được giữ, nhưng thay vì ra trận thì thì chúng chỉ đánh nhau với hổ dữ, làm trò tiêu khiển cho vua chúa.

Voi chiến là loài có sức mạnh khủng, có thể mang vác nhiều vật nặng. Khác với kỵ binh (ngựa chiến), voi chiến dù không di chuyển quá nhanh (chỉ khoảng 30km/h) nhưng lại không dễ bị ngăn lại bởi giáo, cung tên. Nhờ sự bền bỉ, vững chãi, lại thêm khả năng giày xéo quân thù mà chúng được chọn làm lực lượng xung phong.

doi-quan-voi-chien-5

Voi đặc biệt hơn ở chỗ gần như chẳng có đội quân nào được huấn luyện để đối phó với chúng. Ngựa cũng không quen mùi voi nên dễ hoảng loạn. Với thân hình to lớn, voi cũng có thể bảo vệ người cưỡi nó. Rất nhiều vị tướng ưa thích ngồi lưng voi để dễ quan sát.

Thế nhưng, điểm yếu của voi chiến là dễ bị khủng hoảng tinh thần khi bị thương nặng hay người cưỡi chúng bị giết. Những lúc đó, voi sẽ chạy điên cuồng, không phân biệt quân ta hay quân địch, chỉ mong trốn thoát được. Dù có thân hình to lớn nhưng kỳ lạ là voi lại sợ một số loài bé hơn chúng như lợn, chuột. Chỉ cần nghe tiếng kêu của 2 loài này, những chú voi cao lớn có thể co vòi sợ hãi.

 

Góc khuất về danh tướng huyền thoại Việt Nam, được mệnh danh ‘đặc công nước’ đầu tiên của đất nước

Nhân vật này không chỉ có ảnh hưởng lớn khi còn sống mà đến tận bây giờ tiếng tăm vẫn vang dội. Ông được mệnh danh là ông tổ ngành bơi lội, “đặc công nước” đầu tiên của Việt Nam.