Khám phá mới

Những ngôn ngữ khó nhất thế giới: Bất ngờ vị trí của tiếng Việt, số 1 là cái tên không ai ngờ đến

Những ngôn ngữ khó nhất thế giới: Bất ngờ vị trí của tiếng Việt, số 1 là cái tên không ai ngờ đến

Trên thế giới có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong số đó, tiếng Anh là phổ biến nhất, được đánh giá dễ học nhất. Nhiều người lại tò mò, thế đâu là ngôn ngữ khó học nhất? Dưới đây là top 10 loại ngôn ngữ khó nhất thế giới do những người học ngôn ngữ bình chọn.

10. Tiếng Nauy

Có một sự thật là gần như chỉ có người Nauy mới có thể nói thành thạo ngôn ngữ của họ. Tiếng Nauy ra đời và được người di cư Nauy đưa vào Iceland cũng như một số khu vực khác ở Bắc Đại Tây Dương. Một trong những lý do khiến tiếng Nauy bị nhận xét khó là vì nó không có tiêu chuẩn khẩu ngữ nhất định, gần như mỗi địa phương lại có một kiểu nói khác nhau. Bên cạnh đó, loại ngôn ngữ này còn có cấu trúc âm phức tạp.

ngon-ngu-kho-nhat-the-gioi-1-1689302944.jpg
 

9. Tiếng Nga

Một thống kê chỉ ra rằng, bạn sẽ mất ít nhất 3 năm để có thể nghe và nói thông thạo được tiếng Nga. Ngôn ngữ này yêu cầu rất cao, chỉ cần bạn nhấn trọng âm không đúng sẽ khiến nghĩa của từ trở nên khác hẳn. Vì thế nên khi học tiếng Nga, điều quan trọng là phải phát âm được nó.

ngon-ngu-kho-nhat-the-gioi-2-1689302944.jpg
 

8. Iceland

Tiếng Iceland là ngôn ngữ Ấn – Âu, thuộc nhóm ngôn ngữ Bắc German. Đó là lý do hiện tại tiếng Iceland bất đồng với ngữ pháp của ngôn ngữ German cổ. Cái khó của tiếng Iceland đến từ những từ cổ cùng loạt quy tắc ngữ pháp vô cùng phức tạp. Tiếng nước này phát âm rất nặng, đa số dựa vào nhân tố lịch sử chứ chẳng theo nguyên lí ngôn ngữ nào. Vì vậy mà nếu không phải bắt buộc, rất ít người lựa chọn học tiếng Iceland.

ngon-ngu-kho-nhat-the-gioi-3-1689302944.jpg
 

7. Thái Lan

Đứng ở vị trí thứ 7 là Thái Lan, một ngôn ngữ có cách phát âm, khẩu hình miệng rất đặc biệt. Nét độc đáo của tiếng Thái đến từ âm sắc, cùng bảng chữ cái vô cùng phức tạp. Có một nửa ký tự trong tiếng Thái được mượn từ tiếng Bali, Phạn ngữ, Khmer cổ.

ngon-ngu-kho-nhat-the-gioi-4-1689302944.jpg
 

6. Phần Lan

Cũng như những ngôn ngữ trên, tiếng Phần Lan rất khó học khi có cách phát âm, ngữ pháp phức tạp. Ở Phần Lan, người dân có thói quen dùng thành phần tân trang cho động từ, tính từ, đại từ, danh từ, thay đổi tùy vào thành phần câu. Ngữ pháp của họ thì gồm rất nhiều từ hợp thành hậu tố. Phải mất ít nhất 2 năm bạn mới có thể thành thạo được tiếng Phần Lan.

ngon-ngu-kho-nhat-the-gioi-5-1689302944.jpg
 

5. Hàn Quốc

Có nhiều người sẽ thấy bất ngờ khi tiếng Hàn góp mặt trong danh sách này. Lý do bởi có rất nhiều người Việt Nam học ngôn ngữ này. Trên thực tế, tiếng Hàn là ngôn ngữ độc lập, không liên kết với bất cứ ngôn ngữ gốc nào khác. Vì thế nó có cấu trúc, cách chia động từ khá phức tạp. Hàn Quốc còn sở hữu bộ kí tự, chữ viết, cách phát âm khác hoàn toàn hệ chữ Latinh. Đó là lý do mà những đất nước dùng hệ chữ Latinh học tiếng Hàn thường khó hơn.

ngon-ngu-kho-nhat-the-gioi-6-1689302945.jpg
 

4. Hungary

Khác với tất cả các loại ngôn ngữ khác, tiếng Hungary có cấu trúc rất đặc biệt. Nó có 14 nguyên âm, 18 cách ngữ đặc biệt. Nên nhớ tiếng Anh cofnc hẳng có cách ngữ đặc biệt nào.

ngon-ngu-kho-nhat-the-gioi-7-1689302944.jpg
 

3. Nhật Bản

Bấy lâu nhiều người vẫn đã truyền tai nhau về độ khó của học tiếng Nhật Bản. Cách người Nhật phát âm, nhấn nhá câu chữ đã đủ thấy nó khó học ra sao. Nhật Bản có hàng nghìn ký tự khác nhau, mỗi ký tự lại mang một nghĩa riêng. Chúng còn ghép lại với nhau, tạo nên một tầng ý nghĩ khác nữa. Trong tiếng Nhật có 4 dạng chữ là Kanji, Hiragana, Katakana, Romaji.

ngon-ngu-kho-nhat-the-gioi-8-1689302944.png
 

2. Ả Rập

Với độ khó của mình, Ả Rập xứng đáng giữ vị trí á quân. Ngôn ngữ đất nước này có cách viết ngoằn ngoèo mà người Việt Nam vẫn ví von là “như giun”. Trong tiếng Ả Rập, một từ gốc có thể sinh ra nhiều động từ, danh từ nhưng không cùng hàm nghĩa. Ngoài ra, danh từ tiếng Ả Rập còn được phân biệt giới tính, cách thức, số.

ngon-ngu-kho-nhat-the-gioi-9-1689302944.jpg
 

1. Trung Quốc

Có thể sẽ nhiều người bất ngờ khi tiếng Trung lại là ngôn ngữ khó nhằn nhất thế giới. Nhìn vào thực tế bạn sẽ hiểu lý do. Tiếng Trung hay cụ thể hơn là tiếng Hán, sở hữu những ký tự vô cùng phức tạp với hơn 3000 ký tự căn bản.

ngon-ngu-kho-nhat-the-gioi-10-1689302944.jpg
 

Cách phát âm tiếng Trung cũng không hề dễ dàng. Nó có 4 thanh điệu, nhưng nhiều khi cùng một cách đọc lại có những ý nghĩa khác nhau khi mang thanh điệu khác nhau.

Vậy tiếng Việt thì sao? Chúng ta đã quen với câu “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt”. Tuy nhiên tiếng Việt vẫn không nằm trong top những thứ tiếng khó học. Dù vậy, đa số người nước ngoài đều “muốn khóc” khi học tiếng nước ta. Với bảng chữ cái 29 ký tự vay mượn một số từ ký tự Latinh, nhiều từ gốc Hán, pha trộn tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Việt quả thật rất linh hoạt và không hề dễ học trong ngày một ngày hai.

 

Tự hào 3 lý do Trung Quốc không bao giờ đồng hóa được Việt Nam, còn bị chúng ta Việt hóa ngược

Trải qua 1000 năm Bắc thuộc nhưng người Việt vẫn giữ vững được cốt cách, văn hóa của mình. Trong khi đó, những Vân Nam, Quảng Đông, Hải Nam… đều lần lượt bị Trung Quốc đồng hóa.