Thân thế khủng của hoa hậu đầu tiên của Việt Nam, hé lộ cuộc đời cay đắng và ngoại hình hiện tại
Trước khi hoa hậu trở nên tràn lan như bây giờ, nó từng là danh hiệu rất cao quý, có sức ảnh hưởng lớn. Đã bao giờ bạn tò mò, ai là người phụ nữ đầu tiên giành được danh hiệu hoa hậu ở Việt Nam?
Năm 1955, Việt Nam lần đầu tổ chức một cuộc thi sắc đẹp. Địa điểm tổ chức là miền Nam, nhân lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng. Tại đây, hoa hậu đầu tiên của nước ta cũng xuất hiện – Công Thị Nghĩa (sinh năm 1932). Khi nhận danh hiệu cao quý, Công Thị Nghĩa chỉ mới 23 tuổi và rất được ngưỡng mộ nhờ tài sắc vẹn toàn.
Công Thị Nghĩa sinh ra trong một gia đình tư sản ở Ngọc Hồi, Hà Nội. Quê hương của bà là làng hoa nổi tiếng miền Bắc lúc bấy giờ. Bà Nghĩa là con cả trong gia đình có 3 chị em. Dòng dõi của người phụ nữ này không hề tầm thường khi có nguồn gốc vốn là họ Ông. Ông tổ của bà là Ông Nghĩa Đạt, người từng đỗ Bảng nhãn và làm Phó Đô Ngự sử thời vua Lê Thánh Tông. Vị này hiện vẫn còn có tên tại văn bia ở Quốc Tử Giám. Sau này ông được vua Tự Đức đổi sang họ Công, cùng gia đình di cư vào miền Nam từ năm 1942.
18 tuổi, Công Thị Nghĩa bắt đầu tham gia vào hoạt động Việt Minh và là thành viên tổ điệp báo hoạt động trong nội thành Sài Gòn – Gia Định, bí danh Tư Nghĩa. Năm 1952, bà bị thực dân Pháp bắt giam, chịu đủ loại cực hình, tra tấn. 1 năm sau, nhờ màn biện hộ của luật sư Nguyễn Hữu Thọ mà bà Nghĩa được xử trắng án.
Ra tù, bà Nghĩa làm ký giả, viết báo, truyện ngắn, thơ… Bút danh bà lấy là Thu Trang. Một lần bà đọc được tin về cuộc thi hoa hậu và quyết định tham gia. Dù chỉ thi cho vui nhưng không ngờ cuối cùng giai nhân này lại giành được vương miện.
Sau khi đăng quang, Công Thị Nghĩa bước chân vào giới giải trí, được mời đóng phim. Bà xuất hiện với vai Kiều Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên, tham gia Chúng Tôi Muốn Sống…
Công Thị Nghĩa bắt đầu tình yêu với đạo diễn Tống Ngọc Hạp một cách rất tự nhiên và rồi có thai khi cả hai cùng sang Nhật làm hậu kỳ cho bộ Lục Vân Tiên. Bi kịch bắt đầu tìm đến với người phụ nữ xinh đẹp vì Tống Ngọc Hạp vốn đã có vợ tại Việt Nam.
Công Thị Nghĩa về nước với chiếc bụng bầu, nhận đủ chỉ trích của dư luận. Phim Lục Vân Tiên vì bà mà bị tẩy chay triệt để, các nhà phê bình chê thậm tệ. Đang ở đỉnh cao, được săn đón, giờ đây Công Thị Nghĩa đột ngột rơi xuống đáy và là người bị ghét nhiều nhất lúc đó.
Dù đau khổ nhưng Công Thị Nghĩa vẫn giữ lại đứa con trong bụng. Sau khi con trai chào đời, được hoa hậu đầu tiên của Việt Nam đặt tên là Tống Ngọc Vân Tiên, cái tên gợi nhớ rất nhiều chuyện. Suốt quãng thời gian làm mẹ đơn thân, người phụ nữ này không một lời oán thán.
Năm 1959, đạo luật 10-59 xuất hiện, hoa hậu Công Thị Nghĩa được khuyến khích rời Sài Gòn để tránh nguy cơ bị Ngô Đình Diệm tra xét. 1 năm sau, với tư cách diễn viên điện ảnh, bà được mời sang Pháp đóng phim. Nhưng đến nơi rồi bà Nghĩa mới biết đó là bộ phim ca ngợi thực dân, chống Cộng sản nên đã kiên quyết từ chối.
Công Thị Nghĩa ở lại Pháp, theo học trường Cao học về lịch sử và triết học – thuộc Đại học Sorbonne. Bà làm gia sư, thông dịch viên cùng nhiều nghề khác để kiếm thêm thu nhập nuôi con. Nàng hậu đầu tiên của Việt Nam còn giao lưu với những sinh viên ủng hộ phong trào chống Mỹ ở Việt Nam và cũng quen bạn đời của mình tại đây.
Năm 1978, bà Nghĩa lấy bằng tiến sĩ sử học tại đại học Paris VII. Dù vậy đam mê cháy bỏng dành cho văn thơ vẫn luôn thường trực trong người phụ nữ này. Bà từng được bình chọn là một trong 100 nhà thơ Việt Nam được yêu mến của thế kỷ XX. Tại Pháp, Công Thị Nghĩa từng đảm nhận vai trò thành viên đoàn chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Pháp, nguyên Tổng thư ký Hội Khoa học xã hội của Hội Người Việt Nam tại Pháp.
Hiện tại hoa hậu đầu tiên của Việt Nam đã hơn 90 tuổi nhưng vẫn còn rất minh mẫn, đẹp lão. Bà cùng chồng là tiến sĩ Y học Marcel Gaspard đang có cuộc sống hạnh phúc tại Pháp. Công Thị Nghĩa rất kín tiếng nên đa số mọi người biết đến bà với cương vị tiến sĩ Sử học chứ không phải hoa hậu đầu tiên của Việt Nam.
Lời nguyền đáng sợ đeo bám gia tộc Samsung: Mắc bệnh không thuốc chữa, thừa tiền cũng bất lực
Dù có rất nhiều tiền, quyền lực khủng khiếp nhưng gia tộc Samsung cũng phải bất lực trước “lời nguyền” đã ám ảnh mình nhiều thế hệ. Điều duy nhất họ có thể làm là cầu mong cho con, cháu mình không mắc căn bệnh này.