Khám phá mới

Vị tướng duy nhất được Lưu Bị bí mật thăng chức trước khi qua đời, giúp nhà Thục tồn tại thêm 20 năm

Vị tướng duy nhất được Lưu Bị bí mật thăng chức trước khi qua đời, giúp nhà Thục tồn tại thêm 20 năm

Tuy không nằm trong “ngũ hổ tướng”, nhưng thực lực của người này được đánh giá không thua kém gì ai. Ông là người duy nhất được Lưu Bị thăng chức trước khi mất.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, quyết định sai lầm của Lưu Bị đã dẫn đến sự thất bại nặng nề ở Di Lăng. Cũng từ đó mà nhà Thục Hán gần như suy kiệt, rơi vào tình trạng nguy hiểm. Lưu Bị vì cú sốc đó mà cũng sinh bệnh nặng, không lâu sau thì qua đời ở thành Bạch Đế.

Trong giây phút hấp hối, Lưu Bị đã cho gọi một vị tướng vào và thăng chức cho người đó. Nhân vật được nhắc đến không nổi tiếng như ngũ hổ tướng hay Gia Cát Lượng. Ông là Vương Bình, một vị tướng có thực tài, từng phục vụ Tào Tháo.

vuong-binh-1

Vương Bình (? – 248) là bậc thầy phòng ngự ở thời Tam Quốc. Người này tự Tử Quân, quê ở huyện Đãng Cư, quận Ba Tây. Ngày trẻ Vương Bình đi theo Đỗ oạch rồi sau lại đầu quân cho Tào Tháo. Năm 219, vị tướng này rời Tào Tháo, quy hàng Lưu Bị và được trọng dụng.

Mới đầu Vương Bình chỉ là tướng nha môn, Bì tướng quân. Về sau, nhờ lợi thế am hiểu địa hình Hán Trung mà ông đã giúp Lưu Bị hạ được Hạ Hầu Uyên, chiếm Hán Trung. Sau đó là liên tiếp những chiến công quan trọng, càng khẳng định được tài năng của vị tướng.

vuong-binh-2

Gia Cát Lượng cũng rất tin dùng vị tướng này, giao cho ông tham gia chiến dịch Bắc phạt. Dù không giành được chiến thắng, nhưng Vương Bình là người duy nhất được Gia Cát Lượng khen thưởng sau trận Nhai Đình. Lý do bởi ông đã giúp quân Thục Hán hạn chế tổn thất nặng nề.

vuong-binh-3

Lưu Bị thăng chức cho Vương Bình trước khi mất là hoàn toàn đúng đắn, nhờ ông mà cơ ngợi Thục Hán có thể duy trì thêm được 20 năm. Năm 244, Tào Phương lệnh cho Tào Sảng đưa quân đánh nhà Thục. Lực lượng chênh lệch nên các tướng nhà Thục muốn cố thủ ở Hán Thành, Lạc Thanh, chờ viện binh từ Ích Châu rồi mới đánh.

vuong-binh-4

Tuy nhiên, Vương Bình đã kịch liệt phản đối, cho rằng phải đánh chặn ngay từ lối vào, chờ viện binh đến để phối hợp đánh địch. Nhờ quyết định đúng đắn đó mà quân Tào Ngụy không thể hạ được nhà Thục, họ có thể tồn tại thêm 20 năm nữa.