Khám phá mới

Bí mật vụ sập cầu Thê Húc mà người Hà Nội gốc chưa chắc đã biết, hé lộ lý do cây cầu có màu đỏ

Bí mật vụ sập cầu Thê Húc mà người Hà Nội gốc chưa chắc đã biết, hé lộ lý do cây cầu có màu đỏ

Nói đến cầu Thê Húc, gần như không người Việt Nam nào không biết. Thế nhưng, còn nhiều điều thú vị về chiếc cầu này mà đến người Hà Nội lâu năm còn chẳng hay.

Cầu Thê Húc là biểu tượng của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung. Cây cầu này đã có từ rất lâu, dưới thời vua Tự Đức, triều Nguyễn. Thời điểm đó, cầu Thê Húc có 15 nhịp, 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn đỏ thẫm, chữ Thê Húc sơn thếp vàng.

Người đứng sau công trình để đời này là danh nhân Nguyễn Văn Siêu (1799 – 11872). Ông còn được biết đến với biệt danh Án Sát Siêu. Thời nhà Nguyễn, Nguyễn Văn Siêu là cái tên rất được coi trọng. Ông đa tài, vừa giỏi thơ văn, lại am hiểu sâu về văn hóa Việt Nam.

cau-the-huc-6
Cầu Thê Húc chụp năm 1884. Ảnh tư liệu

Ngoài cầu Thê Húc, Nguyễn Văn Siêu còn là người tạo nên Tháp Bút. Ngọn tháp cao 28m, đỉnh có hình bút lông dựng ngược, thân có chữ “tả thanh thiên” hay “viết lên trời xanh”. Trước khi đi đến cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, chúng ta sẽ nhìn thấy Tháp Bút.

Với việc tạo ra hàng loạt công trình lịch sử như vậy, Nguyễn Văn Siêu được người đời ghi nhớ công ơn. Ông được lập đền thờ tại quê nhà làng Kim Lũ và tên được đặt cho đường phố, trường học ở Hà Nội, TP.HCM.

Lại nói về cầu Thê Húc, cây cầu được hoàn thiện vào cuối năm 1862. Khi đó, tên gọi Thê Húc hàm ý “ánh sáng ban mai đọng lại”. Đến năm 1887 thì cầu được trùng tu, thay thế chiếc cầu ọp ẹp là một chiếc cầu gỗ được sơn đỏ, dáng uốn cong như cầu vồng.

cau-the-huc-7
Cầu Thê Húc nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet

Tại sao cây cầu lại sơn màu đỏ mà không phải màu gì khác? Đơn giản bởi theo quan niệm của người Á Đông, màu đỏ đại diện cho mặt trời, là màu của sự sống, hạnh phúc.

Đến nay, nhiều người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng cũng chưa chắc đã biết về câu chuyện cầu Thê Húc bị sập. Thông tin từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và tài liệu, báo chí cho biết, đêm 30 Tết Quý Tỵ (13/2/1953 dương lịch), một sự kiện không hay đã xảy ra.

cau-the-huc-4
Cầu Thê Húc là một trong những biểu tượng của Hà Nội. Ảnh: Internet

Theo tục lệ, sau giao thừa, mọi người thường đến đình, chùa xin lễ và lộc đầu năm. Vì lượng người đổ đến đền Ngọc Sơn quá lớn đã khiến cho cầu Thê Húc ọp ẹp không thể trụ nổi. Cuối cùng cây cầu gãy sập, một số người ngã xuống hồ Gươm. Thật may là không có thiệt hại về người lúc đó.

Sau khi cầu Thê Húc sập, Phủ Thủ Hiế đã cho phép Ban Quản trị đền Ngọc Sơn mở cuộc quyên góp để tu sửa cầu. Số tiền đó cùng với tiền do thành phố cấp đã giúp cây cầu này được “hồi sinh”. Sau 1 năm bị sập, Tết Giáp Ngọ 1954, cầu Thê Húc đã có thể đi vào hoạt động, người dân đi lại được bình thường.

cau-the-huc-3
Người dân đi qua cầu Thê Húc để vào đền Ngọc Sơn thắp hương đầu năm 1954. Ảnh sưu tầm

Được biết, vì hư hỏng quá nặng, cây cầu cũ gần như bị phá bỏ hoàn toàn và dựng lên cây cầu mới với thiết kế như cũ. Điểm khác biệt là độ cong lớn hơn, dầm ngang và dọc được đúc bằng bê tông. Còn lại mặt và thành cầu vẫn là gỗ, giữ nguyên 16 hàng cọc.