Khám phá mới

Tại sao phi hành gia Trung Quốc không được đặt chân lên ISS? Lý do hàng chục năm Mỹ vẫn kiên quyết ‘cấm cửa’

Tại sao phi hành gia Trung Quốc không được đặt chân lên ISS? Lý do hàng chục năm Mỹ vẫn kiên quyết ‘cấm cửa’

Dù Nga và châu Âu mở cửa với Trung Quốc để quốc gia này tham gia vào dự án ISS, phía Mỹ vẫn không đồng ý. Lý do sau quyết định này là gì?

Trên thế giới, số quốc gia có ngành khoa học vũ trụ phát triển, có thể đưa con người lên không gian không phải quá nhiều. Trung Quốc là một trong số ít đó. Thế nhưng, có thể nhiều người không biết, trên trạm vũ trụ quốc tế ISS lại không hề có bóng người Trung Quốc. Nguyên nhân vì sao lại có sự “phân biệt” này?

iss-1

 

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS - International Space Station) là nơi được 5 cơ quan không gian hợp tác xây dựng, họ là: NASA (Mỹ), RKA (Nga), CSA (Canada), ESA (châu Âu) và JAXA (Nhật Bản).

 

ISS được xây từ năm 1988, hoạt động trên quỹ đạo tầm thấp của trái đất và bắt đầu có người đặt chân lên từ năm 2000. Suốt 24 năm qua, nơi đây luôn có sự tồn tại của con người. Các phi hành gia, nhà khoa học đến từ các quốc gia coi đây như một ngôi nhà chung ngoài không gian.

iss-4

 

Tuy nhiên, người Trung Quốc thì chưa bao giờ có mặt ở đây. Lý do lớn nhất đến từ đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 2011. Trong đó, Hạ nghị sĩ Frank Wolf đưa ra điều khoản cấm NASA hợp tác với bất kỳ quốc gia nào có chính sách quân sự “không thân thiện với Mỹ”. Trung Quốc lúc đó được liệt vào danh sách này.

 

Phía Mỹ lo ngại, NASA sẽ bị lộ các bí mật công nghệ trong lĩnh vực khoa học vũ trụ khi hợp tác với Trung Quốc. Điều này sẽ gây tổn hại đến an ninh quốc gia. Bất chấp việc Frank Wolf đã nghỉ hưu, điều luật cấm mà ông đưa ra hiện vẫn còn hiệu lực.

iss-2

 

Vậy tại sao Mỹ vẫn có thể hợp tác với Liên Xô giữa thời kỳ chiến tranh lạnh mà Trung Quốc thì không? Thật ra hai bên đã không ít lần bất đồng quan điểm, nhưng đã chịu cùng ngồi lại để hợp tác xây dựng ISS. Lý do cho điều khác biệt này là vì trình độ khoa học vũ trụ của Liên Xô cao hơn hẳn so với phần còn lại thời bấy giờ, việc hợp tác với họ sẽ giúp Mỹ tiết kiệm được chi phí, gánh nặng tài chính trong cuộc đua khám phá vũ trụ.

 

Ngoài ra, việc Mỹ và Liên Xô “bắt tay” còn là biểu tượng cho sự hòa giải 2 cường quốc sau chiến tranh lạnh. ISS từ đó không chỉ đơn giản là một trạm vũ trụ quốc tế mà còn là biểu tượng của sự hợp tác giữa các cường quốc.

iss-5

 

Còn nhớ năm 2007, Lý Tuyết Dương – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã tuyên bố quốc gia này muốn được tham gia vào dự án xây dựng ISS. 3 năm sau, Jean-Jacque Dordain – Tổng giám đốc Cơ quan vũ trụ châu Âu cho biết ESA sẵn sàng kiến nghị với 4 đối tác cùng xây ISS năm xưa để mời Trung Quốc tham gia. Nga và châu Âu sau đó đã đồng ý mở cửa với Trung Quốc.

 

Tuy nhiên, chừng đó là không đủ khi phía Mỹ vẫn giữ nguyên lập trường. Đến nay, đã 24 năm trôi qua kể từ ngày phi hành gia đầu tiên đặt chân lên ISS, Quốc hội Mỹ vẫn chưa xóa bỏ lệnh cấm với Trung Quốc. Bất chấp việc các nhà khoa học Trung Quốc bấy lâu chỉ trích lệnh cấm của Mỹ, chuyện vẫn chưa có gì thay đổi.

iss-3

 

Ở một diễn biến khác, phía Trung Quốc vẫn hợp tác với Nga và cơ quan không gian châu Âu (ESA) trong các dự án nghiên cứu không gian của mình. Đất nước tỷ dân này hiện đang phát triển chương trình nghiên cứu không gian riêng và trạm không gian Thiên Cung đã được phóng lên vũ trụ từ tháng 9/2011.

 

Theo YN/SLive