Khám phá mới

Chuyện tình như phim của chiến tướng hàng đầu QĐND Việt Nam, đọc 1 câu thư tình đã đủ để thao thức

Chuyện tình như phim của chiến tướng hàng đầu QĐND Việt Nam, đọc 1 câu thư tình đã đủ để thao thức

Trên chiến trường là vị tướng toàn tài, dũng mãnh và oai phong, nhưng khi về với đời thường, nhất là đứng trước người mình yêu, ông lại là một người đàn ông rất lãng mạn, mùi mẫn.

Nói đến hai từ “hổ tướng” của xứ Nghệ, cái tên Thiếu tướng Hoàng Đan (1928 – 2003) sẽ được nhớ đến đầu tiên. Ông là nhân vật khiến Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu phải nhận xét: “Toàn quân ai cũng biết rõ và ngưỡng mộ”.

Trong mắt đồng đội và mọi người, Thiếu tướng Hoàng Đan là người mưu trí, dũng cảm, không bao giờ biết khuất phục trước khó khăn. Con trai ông là Hoàng Nam Tiến cũng từng tiết lộ, ba mình rất nghiêm khắc, cứng rắn. Đến mức dù rất yêu thương con trai nhưng chưa bao giờ ông ôm hôn.

thieu-tuong-hoang-dan-1
Chân dung ông Hoàng Đan chỉ huy ở mặt trận Lạng Sơn năm 1979. Ảnh tư liệu

Thế nhưng, vẫn còn nhiều khía cạnh khác về Thiếu tướng Hoàng Đan mà mọi người chưa biết đến. Một trong số đó là sự làng mạn của vị hổ tướng này dành cho “một nửa” của mình.

Hôm 14/2 vừa qua, ông Hoàng Nam Tiến đã chia sẻ video kể về tình yêu đặc biệt của ba mẹ mình. Thiếu tướng Hoàng Đan và bà Nguyễn Thị An Vinh từng gửi cho nhau khoảng 400 bức thư. Trong số đó có bức thư chứa một câu đầy mùi mẫn: “Anh biết là em yêu anh, nhưng anh còn muốn hơn thế nữa. Anh biết là em yêu anh nhưng anh muốn là em hôn anh trước”.

thieu-tuong-hoang-dan-7
Hơn 400 lá thư trong chiến tranh của vợ chồng tướng Hoàng Đan được ông Hoàng Nam Tiến gìn giữ cẩn thận. Ảnh: Nam Anh

Theo lời ông Hoàng Nam Tiến, tình yêu ngày đó của hai ông bà không chỉ đẹp mà còn rất quý hiếm. Ngày đến rước dâu, ông Hoàng Đan phải đạp xe 1.200 km, đi từ Điện Biên về Nghệ An, đạp xe ra Thái Nguyên, vòng lên Lạng Sơn.

thieu-tuong-hoang-dan-8
Thiếu tướng Hoàng Đan và vợ. Ảnh tư liệu

Sau khi tổ chức đám cưới, dù bận bịu nhưng tướng Đan vẫn đích thân đưa vợ về nơi bà từng học. Trong vòng 3 năm, cuối tuần nào vị tướng này cũng đạp xe về nhà ở Lạng Sơn vào chiều thứ bảy, sau đó chiều chủ nhật lại đạp xe lên Hà Nội. Tất cả đều chỉ vì muốn được ăn một bữa cơm với vợ.

Thời điểm đó phương tiện liên lạc còn hạn chế, cách để hai ông bà liên lạc là qua cuốn sổ nhật ký, hàng tuần lại đổi cho nhau một lần.

thieu-tuong-hoang-dan-4
Tình yêu của tướng Đan và bà Vinh không chỉ đẹp mà còn vô cùng đặc biệt ở thời kỳ đó. Ảnh tư liệu

“Về sau khi ba mất, mẹ tôi yêu cầu chôn tất cả các kỷ vật đó theo ba, và tiếc là tôi không chụp lại. Thực ra mẹ tôi không muốn ai đọc. Xưa đàn ông đi chiến đấu, một năm gặp nhau hai lần, mỗi lần dưới 5 ngày thì sự ra đời của tôi là một may mắn”, ông Hoàng Nam Tiến nhớ lại. “Nếu mẹ có giận gì thì ba tôi sẽ nói: ’40 năm chiến đấu ở chiến trường không một vết thương vì ông bà nhân hậu còn mẹ thì bao dung’. Mẹ tôi chỉ quan tâm tôi có hạnh phúc hay không”, ông Hoàng Nam Tiến kể lại.

thieu-tuong-hoang-dan-2
Ông Hoàng Đan - Phó Giám đốc Học viện Quân sự cấp cao và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Lê Trọng Tấn, 1976. Ảnh tư liệu

Suốt cuộc đời của Thiếu tướng Hoàng Đan là những chiến công hiển hách, nhưng không thể thiếu bóng dáng tảo tần của bà An Vinh. Một tay bà chăm sóc 3 con thơ, quán xuyến việc nhà nhưng vẫn tạo dựng được sự nghiệp của riêng mình. Trong một bài phỏng vấn, ông Hoàng Nam Tiến từng xúc động kể lại: “Suốt năm tháng đó, mẹ đảm nhiệm vị Cửa hàng trưởng cửa hàng Bách hóa số 5 Nam Bộ lẫn Đại biểu Quốc hội. Ngày làm việc 12 tiếng, tối về mẹ lại chăm 3 con. Thậm chí, năm 1983, mẹ trở thành một trong số ít người được Chính phủ cử sang tu nghiệp tại Liên Xô.

Mẹ phấn đấu cả cuộc đời, bởi mẹ yêu việc học lắm! Từ lúc còn đi ở đợ nhà bác, mẹ đã xin được cho đi học như tấm gương cho con bác noi theo. Sau này cưới ba, mẹ luôn ý thức bản thân phải có trình độ bằng chồng.

Suốt thời kỳ ba mẹ yêu nhau, ba thương mẹ bao nhiêu là nhắc mẹ phải phấn đấu bấy nhiêu. Nó trở thành cái động lực bởi cả hai luôn tâm niệm: Vợ chồng không chỉ yêu mà còn tương xứng trí tuệ, vị trí trong xã hội để giữ nếp nhà hạnh phúc”.

thieu-tuong-hoang-dan-5
Suốt cuộc đời, bà An Vinh không ngừng phấn đấu học tập. Ảnh: Gia đình cung cấp

thieu-tuong-hoang-dan-3
Thiếu tường Hoàng Đan cùng vợ (Bà Nguyễn Thị An Vinh) và các con Hoàng An, Hoàng Xuân Hồng và Hoàng Nam Tiến. Ảnh gia đình cung cấp

Cả thời chiến, tướng Đan xông pha trận mạc, luôn đi trước đón đầu. Bà An Vinh thực ra luôn chuẩn bị sẵn tâm lý ông có thể hy sinh bất cứ khi nào. Thật may ông luôn bình an vô sự, trở về bên bà. Nhưng vào một chiều mùa đông năm 2003, khi chiến tranh đã lùi xa, tướng Hoàng Đan lại bất ngờ ra đi sau cơn nhồi máu cơ tim, để lại khoảng trống vô hình không bao giờ lấp nổi trong lòng người vợ tảo tần của ông.

thieu-tuong-hoang-dan-9
Hình ảnh Thiếu tướng Hoàng Đan cùng vợ vào thời bình. Ảnh: NVCC

“Ngày đưa tiễn ba, đó cũng là lần đầu tiên tôi chứng kiến mẹ khóc! Ngày bà mất, mẹ không khóc. Những lúc cả nhà lúng túng nhất, mẹ luôn là đứng ra chịu sào, phụ trách hết mọi thứ. Thế mà khi ba mất, mẹ không còn giữ được bình tĩnh nữa!”, ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ.