Khám phá mới

Lý do khiến Đức Phật tận mắt thấy cả dòng họ của mình bị tuyệt diệt nhưng vẫn không ra tay cứu giúp

Lý do khiến Đức Phật tận mắt thấy cả dòng họ của mình bị tuyệt diệt nhưng vẫn không ra tay cứu giúp

Là người có thần thông, nhưng tại sao Đức Phật lại không ra tay giúp đỡ khi dòng họ của mình bị vua Lưu Ly giết hại?

Theo Kinh Phật, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân vốn là thái tử của nước Ca Tỳ La Vệ. Sau khi từ bỏ vinh hoa phú quý để tìm đến chính đạo, tu hành. Ngài giác ngộ vào năm 35 tuổi và dành 45 năm sau đó để truyền bá, giảng dạy giáo lý Phật pháp trên khắp Đông và Nam tiểu lục địa Ấn Độ.

duc-phat-4
Ảnh minh họa

Chuyện kể rằng, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, quê hương của Ngài bị quân của nước Di La đòi đánh. Đức Phật từng đích thân đi gặp vua Lưu Ly để thỉnh cầu hòa bình nhưng bất thành. Không thể làm gì hơn, Đức Phật chỉ có thể 3 lần ngồi trên đường ngăn cản vua Lưu Ly và binh lính tiến vào thành Ca Tỳ La Vệ. Vua Lưu Ly thấy vậy đành ra lệnh cho lính lui xuống, nhưng sự thù hận thì vẫn còn đó mà không vơi đi.

Một thời gian sau, quân Di La lại kéo đến, bao vây thành trì nước Vệ. Lúc này đệ tử của Đức Phật tên là Mục Kiền Liên vốn có thần thông siêu thường nhất trong số các đệ tử của Ngài. Mục Kiền Liên ngỏ ý muốn Thích Ca Mâu Ni dùng thần thông cứu dòng tộc của mình, dân chúng trong thành.

duc-phat-2
Ảnh minh họa

Thế nhưng, Thích Ca Mâu Ni lại nói: “Mục Kiền Liên! Đây là báo ứng của nghiệp mà dân tộc ta đã tạo trước đây, con không thể giúp họ được! Họ không chịu sám hối, mà ngang ngược kiêu ngạo, mục nát hư hỏng, thì phải sụp đổ thôi!”.

Tuy nhiên Mục Kiền Liên không cam tâm mà vẫn ra tay cứu viện nước Vệ. Ông bay vào thành, chọn ra 500 người ưu tú rồi hút hết họ vào một cái bát, đưa ra khỏi thành. Đến nơi an toàn, Mục Kiền Liên mở ra xem thì tá hỏa khi bên trong chỉ toàn là máu.

duc-phat-1
Ảnh minh họa

Đức Phật lúc này mới giải thích. Xưa kia trong thôn nọ có một hồ cá lớn. Ngày lễ, mọi người kéo đến đây bắt cá ăn thịt, có một con cá lớn cũng bị bắt. Làng này có 1 đứa trẻ ăn chay, nhưng đã nghịch ngợm lấy gậy gõ đầu con cá lớn đó 3 cái.

Con cá lớn năm đó chính là vua Lưu Ly hiện tại, những con cá nhỏ là đội quân của nước Di La. Những người trong thôn bắt cá ăn là người dòng họ Thích Ca, còn đứa trẻ ăn chay không giết cá nhưng gõ đầu nó chính là Đức Phật.

duc-phat-3
Ảnh minh họa

Chứng kiến dòng họ của mình gặp nạn diệt chủng nhưng không ra tay là bởi Đức Phật hiểu rằng đó là nghiệp báo, nhân quả của họ. Kiếp trước họ đã làm điều xấu, sát sinh nên kiếp này phải nhận quả báo, không thể cứu được. Dù cho Mục Kiền Liên có thần thông thì cũng không thể thắng nổi nghiệp báo. Cách duy nhất có lẽ là tu luyện, tu sửa bản thân.

Về phần vua Lưu Ly, sau khi thảm sát ở thành Ca Tỳ La Vệ, tận diệt dòng họ Thích Ca, người này cũng đã ngay lập tức hứng chịu hậu quả. Vua Lưu Ly cùng Khổ Mẫu và đoàn cung nữ đều chết cháy ngay trên con tàu lớn của mình. Họ chìm xuống dưới đáy biển sâu, trở thành một minh chứng nữa cho luật nhân quả.