Đời sống

Việt Nam phát hiện loài thú quý hiếm được cả thế giới chạy đua bảo vệ, từng cận kề tuyệt chủng

Việt Nam phát hiện loài thú quý hiếm được cả thế giới chạy đua bảo vệ, từng cận kề tuyệt chủng

Ngày 11/10, báo Tiền Phong đưa tin, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu đã phát hiện Mang Hoẵng vó vàng, tên khoa học là Muntiacus muntjak vaginalis và Mang Lào, tên khoa học là Muntiacus rooseveltorum cùng khoảng 5.300 cá thể đang sinh sống, kiếm ăn ở các khu rừng Pù Hu.

con-mang-1
Mang Hoẵng vó vàng xuất hiện tại khu rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu. Ảnh: Tiền Phong

Lực lượng kiểm lâm viên đang điều tra hiện trạng, phân bố quần thể của các loài Mang ở khu bảo tồn và vùng đệm. Bên cạnh đó còn cần phải xác định đặc điểm sinh thái, thành phần thức ăn và sinh cảnh sống, cấu trúc quần thể cũng như các yếu tố đe dọa đến môi trường sống, nguy cơ suy giảm quần thể, cá thể các loài Mang.

Những biện pháp bảo tồn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, chính quyền địa phương về việc bảo tồn loài Mang cũng đang được xây dựng.

con-mang-2
Mang Hoẵng vó vàng. Ảnh: Tiền Phong

Loài Mang là loài thú quý hiếm, đặc hữu của khu vực Đông Dương. Chúng nằm trong nhóm Cực kỳ nguy cấp, thuộc Sách đỏ IUCN. Nó được xác định đang cận kề tuyệt chủng, cần được bảo tồn. Giới khoa học trong nước cũng như trên thế giới gấp rút chạy đua thời gian để bảo tồn Mang.

Trước đây Mang tưởng chừng đã tuyệt chủng vì quá lâu loài người không còn thấy nó, nhưng cuối cùng lại đột ngột xuất hiện ở Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà vào năm 2017. Sau đó, năm 2022 Mang tiếp tục xuất hiện ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Đắk Lắk.

con-mang-3
Loài mang lớn cực kỳ quý hiếm được ghi nhận tại VQG Chư Yang Sin. Ảnh: NLĐ
con-mang-4
Ảnh loài mang quý hiếm được phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền - Ảnh: Khu bảo tồn Phong Điền

Mang còn được gọi là hoẵng, kỉ, mễn… Chúng là một dạng hươu, nai, thuộc chi Muntiacus. Các nhà khoa học cho rằng Mang là loại hươu cổ nhất được biết đến, chúng xuất hiện từ khoảng 15 – 35 triệu năm trước.

Loài Mang hiện nay còn sống được cho có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, Ấn Độ. Đặc biệt, Mang không thể sống trong môi trường nuôi nhốt, nên vấn đề bảo tồn nó là một bài toàn không hề đơn giản.