Đời sống

Tỷ phú Việt từng mua máy bay riêng: Bầu Đức và đại gia giàu thứ 2 Việt Nam đều phải chung cái kết!

Tỷ phú Việt từng mua máy bay riêng: Bầu Đức và đại gia giàu thứ 2 Việt Nam đều phải chung cái kết!

Theo công bố của cuộc Hàng Không Việt Nam, trong tổng số 45 máy bay tại Việt Nam được cấp phép hoạt động hàng không chung, chỉ có 8 máy bay phục vụ nhu cầu đi lại của cá nhân, số lớn còn lại phục vụ các nhu cầu dịch vụ dàn khoan, bay du lịch, bay khảo sát… Cho tới nay số máy bay phục vụ cá nhân đều thuộc sở hữu của các công ty hàng không chung để cho cá nhân thuê, hiện không có cá nhân nào ở Việt Nam sở hữu máy bay riêng.

Thời gian trước, có vài tỷ phú Việt Nam sở hữu máy bay riêng, tiêu biểu phải kể đến 3 cái tên: “Vua thép” Trần Đình Long, “Bầu Đức” - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai, và ông Trịnh Văn Quyết (thời kỳ làm lãnh đạo FLC)…nhưng đều đã chuyển nhượng.

Bầu Đức - tỷ phú đầu tiên tại Việt Nam sở hữu máy bay riêng

Nếu không kể đến “Công tử bạc Liêu” - ông Trần Trinh Huy, còn gọi là Ba Huy thời kỳ 1930-1940 thì Chủ tịch tập đoàn HAGL - Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) -  được biết là người sở hữu máy bay riêng tại Việt Nam.

banu248824-1688290292.jpg
 

Được biết, vị đại gia quê Bình Định này đã bỏ ra tổng 7 triệu USD để có thể sở hữu và hoàn thiện chiếc Beechcraft King Air350, trong đó 5 triệu USD là giá ban đầu mua và khoảng 2 triệu USD cho những khoản phụ phí thêm như nộp thuế, thuê tổ lái, bảo dưỡng kỹ thuật... để đưa vào khai thác.

Chiếc Beechcraft King Air350 của bầu Đức thuộc nhãn hiệu của hãng sản xuất hàng đầu nước Mỹ Beech Aircraft Corporaton vào năm 2005. Đây là loại máy bay phản lực cánh quạt 2 động cơ loại nhỏ, có sức chở tối đa 11 người.  Mục đích của bầu Đức khi chi số tiền khủng với hy vọng khai thác đường bay kết nối từ TP.HCM đến các dự án của Hoàng Anh Gia lai ở trong nước và các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar với tầm bay hơn 2.000 km để di chuyển một cách thuận tiện hơn. 

Tuy nhiên, sử dụng chỉ khoảng được 5 năm, Vị chủ tịch đã nhen nhóm ý định sang nhượng từ năm 2013. Lúc đầu, thương vụ này được tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã ngỏ ý mua lại để sử dụng vào mục đích bay kiểm tra thiết bị thu - phát sóng trên các đường bay... Tuy nhiên, cuối cùng, Vietstar Airlines lại là đơn vị sở hữu chiếc máy bay này của bầu Đức, thế nhưng giá bán của chiếc King Air 350 vẫn luôn được giữ kín. 

Khoảng một thời gian sau người ta có thấy Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai di chuyển liên tục bằng chiếc máy bay nhãn hiệu Legacy 600. Song đại diện của  hàng không Việt Nam cho biết, máy bay này được khai thác dưới sự đăng ký của một cá nhân nước ngoài và bầu Đức chỉ là người thuê lại.

Trực thăng mỗi lần bay phải xin phép của “vua thép” Trần Đình Long

“Vua thép” Trần Đình Long - Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát (người đàn ông giàu thứ 2 của Việt Nam do Forbes công nhận) là người sở hữu máy bay riêng thứ hai ở Việt Nam vào năm 2010 với nhãn hiệu trực thăng EC 135P2i 6 chỗ ngồi. 

bau2747248-1688290292.jpg
 

Dù có giá lên đến 5 triệu USD sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan nhưng vì đây chỉ là loại máy bay tầm thấp, không bay được vào đường hàng không, mà bay phía dưới. Do đó, mỗi chuyến bay đều phải được sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng.

Có thể vì thủ tục cho mỗi lần bay quá rườm rà nên sau thời gian sử dụng, chủ tịch Hòa Phát đã chuyển nhượng cho Công ty VinaCopter của Hong Kong. Tuy nhiên, phi vụ này cũng gặp phải một số vướng mắc khi chưa rõ cá nhân có được phép mua bán máy bay tại Việt Nam hay không. Bởi vậy, doanh nghiệp Hồng Kông này đã có văn bản đề nghị hướng dẫn các thủ tục về thuế, nếu được phép bán thì phải chịu các loại thuế gì.

Kể từ máy bay EC 135P2i chuyển nhượng thành công, “vua thép” cũng không đăng ký sở hữu thêm bất kỳ chiếc máy bay riêng nào. 

Hai chiếc trực thăng trị giá 1000 tỷ đồng của ông Trịnh Văn Quyết

Sau khi thành công ở lĩnh vực bất động sản, năm 2014, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC tuyên bố tập đoàn này sẽ mở rộng lĩnh vực kinh doanh bằng cách cho thuê trực thăng và du thuyền.

Với tham vọng kết nối, cũng như là hãng đầu tiên khai thác dịch vụ trực thăng bay tới các điểm du lịch mà FLC đang quản lý, ông Quyết đã ký quyết định mua hai chiếc trực thăng có trị giá trên 1000 tỷ đồng.

screenshot-1565-1688290292.jpg
 

Tuy nhiên, giữa suy nghĩ và thực tế đã có một khoảng cách khác biệt. Cụ thể, vì thủ tục sử dụng hàng không riêng dành cho cá nhân tại Việt Nam còn vô cùng phức tạp, rườm rà nên ông chủ tịch FLC đã đặt bút ký sang nhượng hai chiếc trực thăng cho đối tác.

Tựu chung lại, có một số lý do khiến cho đa số các tỷ phủ tại Việt Nam sở hữu máy bay riêng nhưng lại bán ngay sau đó một thời gian ngắn là bởi những nguyên nhân dưới đây. 

Nguyên nhân đầu tiên, đó là vì số tiền bỏ ra ban đầu để sở hữu một chiếc máy bay là quá lớn: bao gồm chi phí mua, cải tạo máy bay ban đầu cũng như chi phí vận hành, bảo dưỡng,... định kỳ.

Chưa dừng lại ở đó, để đưa vào khai thác, các vị tỷ phú này vẫn tiếp tục phải bỏ ra số tiền không nhỏ. Cụ thể, Bầu Đức bỏ khoảng 300 triệu đồng, ông chủ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tốn thêm khoảng 2 triệu USD nộp thuế, thuê tổ lái, bảo dưỡng kỹ thuật... 

Ngoài chi phí, nguyên nhân quan trọng khiến các vị đại gia này phải “bỏ của chạy lấy người” là vì quy định, thủ tục cấp phép bay đối với người sở hữu và khai thác máy bay riêng tại Việt Nam vô cùng phức tạp và rườm rà.

Cụ thể, mỗi chuyến máy bay riêng muốn cất cánh phải xin được cấp phép trước, thậm chí có thời điểm gấp gáp mà chờ xin phép thì lâu mới được duyệt dẫn đến việc quá thời điểm nhu cầu sử dụng. Chính rào cản thủ tục này khiến hoạt động của máy bay riêng ở Việt Nam chưa phát triển, và dù đã từng sở hữu thì chỉ trong một thời gian ngắn đa số mọi người đều tìm cách bán tháo hoặc chuyển nhượng.




 

Danh tính tỷ phú vừa 'soán ngôi' ông Phạm Nhật Vượng trở thành người giàu nhất Việt Nam

Vị trí số 1 trên sàn chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng tạm thời đã bị soán ngôi bởi 'đại gia ngành thép'.