Đời sống

Bí mật của Thủy Điện Hòa Bình: Phức tạp hàng top thế giới, công suất bằng lớn như thế nào?

Bí mật của Thủy Điện Hòa Bình: Phức tạp hàng top thế giới, công suất bằng lớn như thế nào?

Thủy Điện Hòa Bình được khởi công xây dựng vào ngày 6/11/1979.  Đây được xem là công trình vĩ đại của thế kỷ 20 và là niềm tự hào của ngày thủy điện của nước ta. 

screenshot-1664-1689789112.jpg

Công trình không chỉ có sự đóng góp bằng trí óc, mồ hôi mà thậm chí bằng máu của biết bao nhiêu người. Nằm ở vị trí ngay trên con sông Đà hung dữ, bất trị, Thủy điện Hòa Bình được đánh giá công trình đứng nhất nhì thế giới về độ phức tạp với những hạng mục lớn, độc đáo. So với công suất 22.400 MW của siêu đập Tam Hiệp, thủy điện Hòa Bình có công suất gần bằng 1/12. Mặc dù đến năm 2005, sau khi bị Thủy điện Sơn La “soán ngôi” và dành mất danh hiệu ‘nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á’ thì  thủy điện Hòa Bình vẫn là 1 công trình mang tính huyền thoại trong lịch sử nước nhà. 

screenshot-1665-1689789112.jpg


Với diện tích 302km, có dung tích 9,5 tỷ m3 nước, mực nước cao tại đập tới gần 120 mét, hồ chứa nước của thủy điện Hòa Bình từ khi đi vào hoạt động đã đóng vai trò lớn trong việc nguồn cấp điện chủ lực, điều tiết công suất, điện áp và tần số hiệu quả.

Hơn nữa, điều đáng nói là thời điểm khởi công nhà máy thủy điện Hòa Bình là thời điểm vô cùng đặc biệt, khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh, gặp nhiều khó khăn cả về tình hình chính trị cũng như kinh tế. Chưa kể đến việc đây là công trình có độ phức tạp cao, có nhiều hạng mục độc đáo và tiêu biểu như công trình chống thấm trong núi đá vôi Trại Nhãn.
Theo đó, để hoàn thành hạng mục này, những người công nhân đã phải bỏ ra gấp đôi, gấp 3 sức lực. Vì đây là núi đá vôi nên quá trình đắp đập ngăn sông thực sự vô cùng khó khăn, thông thường, nước dâng về phía thượng lưu 100m rồi dần dần chảy qua các hang động. 

Để giữ nước, các cán bộ, công nhân cùng hiệp lực xây tường ngầm dày 4m, cao 100m, dài 600m ngay chính giữa lòng núi. Quá trình này vừa gian nan, vừa nguy hiểm vì phải khoét từng đất đá trong lòng núi, rồi đổ bê tông. Chưa dừng lại ở đó, để băng qua núi đá vôi này, những người công nhân đã phải đào 3 đường hầm với 3 độ cao khác nhau. Ngoài ra, điều kiện thời tiết lạnh giá, cùng những trận mưa thường xuyên khiến công nhân phải đào núi trong môi trường ngập nước, lạnh thấu xương.
Toàn bộ khó khăn chưa hề dừng lại ở đó, để hoàn thành nên công trình thế kỷ, công nhân phải tiến hành hai lần ngăn sông. Đợt 1 vào 12/1/1983 và đợt 2 vào 9/1/1986. Đây cũng là cuộc ngăn sông lịch sử trong thế kỷ XX để chạy đua với nước lũ.  Tuy nhiên, sau đó vì xảy ra sự cố nước tràn do cửa van không kín, nên những người công nhân tiếp tục phải thực hiện giải cứu và tiến hành ngăn sông lần 3. 

screenshot-1666-1689789112.jpg

Được biết, với sự tham gia của đội ngũ hùng hậu gồm: 30.000 cán bộ công nhân, 5.000 chiến sỹ, 750 chuyên gia Liên Xô, 1.000 cán bộ ban quản lý công trình nhưng vì nhiều khó khăn nên đến cuối năm 1988, nhà máy thủy điện Hòa Bình mới tiến hành chạy thử.

Góp mặt trong giờ khắc lịch sử có tới hơn 50 phóng viên trên công trường đưa tin. Đến 20 giờ 21 phút ngày 30/12/1988, 9 năm lao động vất vả công sức của mấy nghìn người cuối cùng đã thu hái được kết quả ngoài sức mong đợi, báo hiệu một thời khắc lịch sử của đất nước và ngành Điện lực Việt Nam. Đến ngày 4/4/1994, tổ máy cuối cùng - tổ máy thứ 8 phát điện lên lưới.
Cho tới ngày nay, đã trải qua hơn 30 năm xây dựng và hoạt động, thủy điện Hòa Bình vẫn là công trình có công suất hoạt động trơn tru, vận hành tốt mà hiếm có nhiều công trình có thể so bì lại được. 

 

Danh tính 'nhạc công' của đập thủy điện Hòa Bình: Tạo nên con đập có độ phức tạp không kém Tam Hiệp

Thủy Điện Hòa Bình được xem là một công trình vĩ đại của thế kỷ 20 và là niềm tự hào của Việt Nam khi đây từng là nhà máy Thủy Điện lớn nhất Đông Nam Á ở thời điểm bấy giờ.